Thứ ba, 30/04/2024 11:41
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 25/10/2023 14:00

Ăn nhiều cơm có bị tiểu đường không?

Từ lâu, cơm trắng bị mang tiếng xấu là có thể gây tăng cân, thậm chí là bệnh tiểu đường. Vậy thực hư thế nào?

Cơm trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết và hàm lượng tinh bột cao nhưng lại là món không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của người châu Á. Vì lý do này, cơm trắng được cho là nguyên nhân làm tăng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong quá khứ, người dân ăn rất nhiều cơm, mỗi bữa khoảng 3 - 4 bát nhưng số lượng người mắc đái tháo đường ít hơn hiện nay. Lý do bởi thời đó con người hoạt động thể chất nhiều, tiêu hao năng lượng tốt.

Ngày nay, chúng ta có xu hướng cắt giảm cơm trắng nhưng lại ăn nhiều chất đạm, chất béo, đường đơn, hơn thế lại lười vận động, từ đó khiến bệnh gia tăng.

“Vì vậy, không nên đổ lỗi cho cơm trắng là nguyên nhân khiến dễ bị tiểu đường mà cần xem lại cách ăn hàng ngày đã hợp lý chưa.

Ví dụ, khuyến cáo mỗi người trưởng thành ăn 200 g quả chín mỗi ngày, nhưng có người ăn ít cơm hoặc thậm chí không ăn cơm, thay vì đó tăng lượng quả chín lên, tưởng như vậy là tốt. Thực tế, ăn quá nhiều quả chín cũng không tốt, đó cũng là nguồn nạp đường đơn vào cơ thể”, bác sĩ Hưng phân tích.

tieu+duong

Ảnh minh họa

Theo vị bác sĩ, mỗi người cần cân đối ba chất sinh năng lượng là bột đường, chất đạm, chất béo, trong đó chất bột đường cần bổ sung 50 - 60%; nhóm chất đạm từ thực vật và động vật được khuyến nghị 13-20% tổng năng lượng. Cuối cùng là chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ (mỡ thịt, mỡ cá) và chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu (dầu có trong các loại hạt, loại quả). Bên cạnh đó là vitamin và khoáng chất khác.

Tại các bệnh viện, bác sĩ cũng không khuyên bệnh nhân nên kiêng ăn cơm, cần tiêu thụ khoa học. Với người bình thường, một ngày nếu chỉ ăn cơm (không ăn mì phở bún), cần tối thiểu 4 bát cơm. Nếu có hoạt động hay các mức lao động khác, nên ăn nhiều hơn.

Để không bị tăng đường huyết khi ăn cơm trắng, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên ăn cơm cùng các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như protein nạc, rau và chất béo lành mạnh. Ví dụ các loại đậu đều chứa chất xơ hòa tan, do đó kết hợp cơm và đậu có thể có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Lượng chất xơ trong đậu có thể giúp ngăn lượng đường trong máu tăng nhanh sau bữa ăn.

Ngoài ra, việc duy trì vận động là vô cùng quan trọng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát đường huyết ở những người đã mắc bệnh. Tập thể dục không chỉ giúp giảm đường huyết mà còn cải thiện độ nhạy với insulin, ngăn ngừa tình trạng kháng insulin.

-->> Thực hư ăn cơm nguội có thể gây ung thư

Thúy Ngà  
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Xem thêm