Thứ năm, 05/06/2025 17:44     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 27/05/2024 06:00

8 sai lầm điển hình hàng loạt người tập gym mắc phải

Tập gym là hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên nếu tập không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến cố bất lợi về sức khỏe tim mạch và cơ xương khớp.

Vào mùa nóng, nhiều người đổ xô đến các phòng tập với mong muốn tìm lại thân hình săn chắc, cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không được tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức kỹ lưỡng, người tập rất dễ mắc lỗi sai khi tập gym, ảnh hưởng tới sức khỏe theo nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ như chóng mặt hoặc nặng hơn là mất mạng.

Tập quá sức

Một trong những lỗi sai khi tập gym là ép bản thân tập quá nhanh, quá nặng. Hoạt động quá sức có thể xảy ra khi nâng tạ hoặc thực hiện các bài tập khiến nhịp tim tăng cao vượt ngưỡng nhịp tim tối đa mà không có đủ điều kiện thể lực.

Điều này có thể dẫn tới nhịp tim và huyết áp tăng lên đột ngột, tăng căng thẳng cho tim và gây ra hội chứng tập luyện quá sức hoặc các biến cố tim mạch như đột quỵ.

l3

Ảnh minh họa

Tập gym quá sức hoặc chỉ tập trung một nhóm cơ cũng là nguyên nhân dẫn đến chấn thương thể chất, có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Có thể kể đến như những chấn thương cấp tính như rách cơ, bong gân hay chấn thương tích lũy như gãy xương, viêm gân.

Không dừng lại khi cảm thấy khó chịu

Khi tập luyện gym, đặc biệt là những người mới bắt đầu, việc quan trọng là phải lắng nghe cơ thể để phát hiện các vấn đề bất thường. Các triệu chứng như đau tức ngực, chóng mặt, khó thở hoặc đánh trống ngực khi tập luyện có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh tim.

Việc tiếp tục tập thể dục có thể đe dọa tới tính mạng hoặc bỏ qua thời điểm vàng trong cấp cứu đột quỵ tim hay nhồi máu cơ tim.

Tập luyện sai tư thế

Tập luyện sai tư thế không chỉ khiến hiệu quả tập luyện bị ảnh hưởng mà còn làm tăng nguy cơ chấn thương xương khớp và ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu cũng như có thể gây ra áp lực không cần thiết lên cơ tim.

Chẳng hạn, nếu kỹ thuật nâng tạ không chính xác, chẳng hạn như cong lưng trong khi tập tạ hoặc sử dụng động lượng để vung tạ, có thể làm căng tim và các cơ khác, dẫn đến rách cơ, tổn thương dây chằng hoặc thậm chí các vấn đề liên quan đến tim.

l1

Ảnh minh họa

Bỏ qua bước khởi động

Bỏ qua bước khởi động và vào máy tập ngay cũng là một lỗi sai khi tập gym phổ biến. Các bài tập khởi động có mục đích giúp cho cơ thể thích nghi với các hoạt động cường độ cao hơn bằng cách tăng cường lưu lượng máu tới các cơ và tăng nhiệt độ cơ thể.

Người tập cũng nên làm điều tương tự sau khi tập luyện, hãy vận động giãn cơ nhẹ nhàng để giảm nhịp tim, hạ thân nhiệt để giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Mất nước gây ra hậu quả nghiêm trọng

Mất nước khiến nhịp tim tăng lên, mất cân bằng điện giải và dẫn tới rủi ro tổn hại thêm chức năng tim cũng như rủi ro khác. Ngoài ra, khi cơ thể mất nước, lượng máu lưu thông sẽ giảm, làm cho tim phải làm việc nặng nhọc hơn để bơm máu đến các cơ quan và mô. Điều này có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, lâu ngày có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim, như suy tim.

Vì vậy, cần uống đủ nước, bù lại lượng nước đã mất do tập luyện. Theo đó, trước khi tập khoảng 2 giờ nên uống nửa lít nước, cứ sau 10 - 20 phút tập luyện cần nghỉ ngơi và bổ sung nước. Khi kết thúc bài tập nên uống thêm khoảng 200ml nước.

Tập cardio quá sức

Mặc dù cardio là một bài tập tốt cho tất cả các nhóm cơ nhưng các buổi tập sức mạnh quá mức hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.

Tập cardio quá sức có thể gây mỏi cơ, tăng nồng độ cortisol và tăng stress oxy hóa - tất cả đều có tác động tiêu cực tới chức năng tim mạch và tăng rủi ro mắc các biến cố tim mạch trong buổi tập và sau đó.

l4

Ảnh minh họa

Không chú ý tới việc phục hồi sau buổi tập

Nhiều người thường bỏ qua bước nghỉ ngơi, phục hồi sau buổi tập gym. Nghỉ ngơi không đầy đủ có thể khiến cơ thể không phục hồi hoàn toàn dẫn tới mệt mỏi, giảm hiệu suất và tăng nguy cơ chấn thương. Đối với tim, khi không có thời gian nghỉ ngơi cần thiết có thể khiến cho nhịp tim và huyết áp khó có thể trở về mức bình thường nhanh chóng, tăng gánh nặng lên tim.

Không cho huấn luyện viên biết về tiền sử bệnh

Mỗi chế độ luyện tập phù hợp với một thể trạng khác nhau. Do đó, nếu có tiền sử bệnh hoặc bất kỳ bệnh lý nào đang tồn tại, cần trao đổi với bác sĩ và huấn luyện viên trước khi bắt đầu quá trình luyện tập.

Một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim, cần được cân nhắc đặc biệt khi tập thể dục. Không tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc huấn luyện viên cá nhân trước khi bắt đầu chương trình tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, khiến bệnh tái phát hoặc nghiêm trọng hơn.

Phương Anh (Theo Times of India)  
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Xem thêm