Thứ tư, 01/05/2024 07:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 29/07/2021 14:02

8 biểu hiện sau tiêm vắc xin Covid-19 cần liên hệ ngay cơ sở y tế

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ xuất hiện một số hiện tượng mang tính đặc trưng. Tuy nhiên, nếu phát hiện 8 biểu hiện này thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Empty

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cơ thể sẽ có một số biểu hiện đặc trưng (Ảnh minh họa)

Ngày 26/7, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3588/QĐ-BYT về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trước khi tiêm chủng nhân viên y tế tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 các nội dung theo Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn này.

Đơn cử, sau tiêm chủng, người được tiêm chủng tự theo dõi 28 ngày, đặc biệt trong 7 ngày đầu.

Khi thấy một trong 8 dấu hiệu sau, người được tiêm chủng cần liên hệ ngay với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện. Cụ thể:

1. Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

2. Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

3. Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

4. Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

5. Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

6. Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

7. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.

8. Các biểu hiện toàn thân như: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

"Khi có một trong các biểu hiện trên, mọi người cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện", Bộ Y tế hướng dẫn.

Theo Bộ Y tế, người sau tiêm cần có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất trong ba ngày đầu. Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất trong ba ngày đầu sau tiêm chủng. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm thì tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Đặc biệt, thường xuyên đo thân nhiệt. Khi sốt dưới 38,5 độ C thì cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Khi sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng hai tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Empty

Người tiêm vắc xin Covid-19 tự theo dõi 28 ngày, đặc biệt trong 7 ngày đầu (Ảnh minh họa)

Trước khi tiêm chủng, người đi tiêm cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc-xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.

Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.

Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.

Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: Tình trạng sức khỏe hiện tại; các bệnh mạn tính đang được điều trị; các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.

Người đi tiêm cũng nên cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.

Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước.

Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm virus hoặc mắc Covid-19 (nếu có); các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua; tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ);

Nên chủ động tìm hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế: Thông tin liên quan đến vắc xin phòng Covid-19 sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo; Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí; cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết.

20190816_024239_320581_vaccine.max-800x800

Người đi tiêm cần tìm hiểu rõ các thông tin (Ảnh minh họa)

Khoảng 124 triệu liều vắc xin từ các nguồn khác nhau đã được cam kết cung ứng cho Việt Nam. Với mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, có 70% dân số Việt Nam được tiêm để đạt miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc, với sự tham gia của nhiều lực lượng như y tế, quân đội, công an và các bộ, ngành.

Chiến dịch tiêm chủng sẽ được tổ chức đồng loạt tại các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc bao gồm các cơ sở công lập và tư nhân, các đơn vị trong và ngoài ngành y tế.

Tính đến nay, Việt Nam cũng đã thực hiện tiêm chủng 4.746.642 liều vắc xin Covid-19, trong đó tiêm 1 mũi là 4.323.571 liều, tiêm mũi 2 là 423.071 liều.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thúy Ngà  
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Xem thêm