Thứ bảy, 27/04/2024 08:23
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/01/2023 14:00

7 món ngon dễ làm cho mâm cỗ Tết thêm sang

Cứ mỗi độ xuân về, nhà nhà đều tất bật chuẩn bị những mâm cỗ đầy ắp món ngon ngày Tết. Bao giờ, ẩm thực Tết cổ truyền của Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú, chúng mang nhiều màu sắc riêng biệt đến từ mỗi vùng miền khác nhau.

Miền Bắc vốn hội tụ rất nhiều món ăn tinh tế và đa dạng cho nên trong mâm cỗ ngày Tết không thể qua loa và chuẩn bị rất công phu và đẹp mắt, trong đó phải kể đến: bánh chưng, xôi gấc, thịt gà luộc, thịt nấu đông,… Dù đã trải qua nhiều thời kỳ, nhưng mâm cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ truyền của dân tộc. Để vừa giữ gìn, trưng bày được tất cả những tinh hoa ẩm thực Việt vừa giúp mâm cỗ thêm sang trọng thì không thể thiếu những món ăn dễ làm dưới đây.

am thuc Tet 2

Thịt đông

Đối với người Bắc, để hương vị Tết được trọn vẹn và đậm đà thì không thể thiếu thịt đông ăn kèm với dưa hành. Giữa tiết trời se lạnh, thịt đông là món ngon độc lạ ngày tết đặc trưng của người miền Bắc mà trong Nam khó có thể tìm thấy. Người dân ở đây xem chúng là một trong số những món ngon ngày tết không ngán và ăn rất tốn cơm.

Thit dong

Ảnh minh họa

Cách làm thịt đông

Nguyên liệu: Thịt chân giò 500g, tai lợn 100g, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, gừng và các gia vị cần thiết nước mắm, tiêu, muối, giấm…

Cách thực hiện: Rửa sạch và chà muối, giấm vào chân giò, tai lợn. Thái nhỏ tai lợn, nấm hương, mộc nhỉ. Thái thịt chân giò thành miếng vừa để nấu đông. Hành khô, gừng đập dập cho vào chần qua cùng thịt. Xả thịt qua nước và ướp với nước mắm, tiêu, hành trong khoảng 30 phút.

Cho nấm hương và mộc nhĩ đã thái nhỏ vào xào chín, vớt ra đĩa. Cho thịt chân giò và tai vào xào săn lại, nêm thêm gia vị vừa ăn. Cho thịt vào nồi áp suất, đổ thêm nước và đun trong 15 phút. Tiếp theo, bạn cho thêm nấm hương, mộc nhĩ vào đun thêm 10 phút. Sau khi hoàn thành, múc thịt đông ra bát, để nguội và cho vào tủ lạnh 4-6 tiếng là đã có món thịt đông đãi khách thơm ngon ngày Tết.

Lạp xưởng

Trong bữa ăn ngày tết của người miền Bắc, đặc biệt là vùng Tây Vắc lạp xưởng có vai trò quan trọng, làm nên điểm nhấn riêng biệt trong món ăn ngon ngày Tết. Chúng thuộc dạng các loại thực phẩm khô và dễ dàng bảo quản, sử dụng trong thời gian dài.

Vào những ngày cuối năm, người miền Bắc thường mua hoặc tự tay làm từng chiếc lạp xưởng treo trên gác bếp hay để bảo quản trong tủ lạnh chế biến ăn dần trong Tết. Lâu dần, chúng trở thành món ăn ngon miền Bắc không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt.

Cách làm lạp xưởng

Nguyên liệu: 1kg nạc, 200g mỡ, 50g hành tím, 50g tỏi, 1 ống rượu áp xanh, 2 mét ruột già, 450ml rượu trắng, 1.5 muỗng canh rượu mai quế lộ. Gia vị: ½ muỗng canh bột ngọt, ½ muỗng canh muối, 1 muỗng canh tiêu hạt, 150g đường

Cách thực hiện: Tỏi băm nhỏ. Hành tím cắt lát. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm hành, tỏi. Bạn điều chỉnh mức lửa nhỏ, cho hành vào trước sau đó với đến tỏi. Phi cho đến khi tỏi và hành vàng thơm thì tắt bếp.

Bắc một chảo khác lên bếp, cho tiêu vào rang cho đến khi tiêu dậy mùi thơm. Xay nhuyễn thịt nạc và mỡ chung với nhau. Dùng rượu trắng rửa qua ruột già, vừa giúp khử mùi hôi vừa giúp dễ cạo bột, nhớt. Đặt lòng lên mặt thớt phẳng, dùng sống dao phẳng cạo sao cho ruột mỏng dính, không còn chất bột nào. Sau đó nhồi muối vào lòng rồi rửa lại bằng nước sạch.

Ướp thịt bằng cách bạn cho thịt xay vào âu lớn ướp cùng với 150g đường, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh bột ngọt, tiêu đã rang, phần hành và tỏi đã phi thơm, ống rượu áp xanh, rượu mai quế lộ và trộn đều tất cả lên. Tiếp theo, bạn mang ra nắng phơi khoảng 30 phút, cứ mỗi 15 phút thì bạn đảo đều lên 1 lần. Phơi nắng là cách giúp cho phần mỡ trở nên trong hơn. Nhồi thịt vào trong ruột rồi xong xuôi đem lạp xưởng ra nắng phơi khoảng 3 ngày.

Sau khi phơi nắng, bạn cho lạp xưởng vào túi nilon rồi đem đi hút chân không, cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được 2 tháng và nếu cho vào ngăn đông có thể bảo quản được 6 tháng.

Nem rán

Nem rán cũng là món ăn thường thấy ở những mâm cỗ tết của người miền Bắc, ngày nay chúng dần trở nên phổ biến trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt Nam. Cách làm món ngon ngày tết này khá đơn giản và dễ dàng thực hiện, mang lại hương vị thơm ngon, lôi cuốn.

nem ran

Ảnh minh họa

Nem rán của người miền Bắc khá đa dạng và có loại gần giống với chả giò của người miền Nam. Nguyên liệu chính của món ăn này bao gồm: thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương, giá sống, gia vị… băm nhỏ và trộn lại thành nhân. Bên ngoài nem được bao bọc bởi lớp bánh đa và rán giòn các mặt là có thể thưởng thức ngay.

Tuy nhiên, điểm làm nên điều đặc biệt và linh hồn cho nem rán chính là nước chấm. Mỗi gia đình thường có công thức pha nước chấm riêng, theo khẩu vị và khó giống ai.

Thịt gà luộc

Thịt gà luộc là món ngon quan trọng không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Việc dâng cúng gà luộc vào ngày đầu năm có ý nghĩa sẽ mang đến một khởi đầu may mắn, đủ đầy và thuận lợi.

ga luoc

Ảnh minh họa

Gà sẽ được lựa chọn thật kỹ, sau đó làm sạch, luộc chín (thời gian hợp lý để luộc một con gà là khoảng 25 phút) với lớp da vàng ươm rồi chặt và xếp ra đĩa một cách thật đẹp mắt. Món ăn này thường được dùng cùng muối tiêu chanh để đậm đà hương vị hơn.

Hành cuốn tôm thịt

Hành cuốn tôm thịt là món ăn nổi tiếng của miền Bắc. Tuy không được làm những nguyên liệu đắt đỏ nhưng hương vị mà món này mang lại vô cùng tính tế. Vào ngày Tết, người miền Bắc thường làm hành cuốn tôm thịt để thưởng thức hay chiêu đãi người thân, bạn bè. Nguyên liệu chính để làm nên món ăn bao gồm hành lá, thịt ba chỉ, trứng, tôm, bún, đậu rán, rau thơm, xà lách… Sau đó làm sạch nguyên liệu và cuốn đều tay hoàn thành bày biện lên đĩa mời bạn bè, khách khứa cùng thưởng thức trong ngày Tết. Món này ngon lạ miệng nhưng ít calo được nhiều người yêu thích.

Canh bóng thập cẩm

Canh bóng thập cẩm là món canh được nấu từ các nguyên liệu như thịt, giò sống, cải xanh, nấm, su hào, đậu Hà Lan,... đặc biệt nhất chính là phần bóng bì. Bóng bì là phần da heo được ngâm mềm và ướp với rượu trắng, gừng, có màu ngả vàng, chế biến được rất nhiều món ăn.

canh bong bong

Ảnh minh họa

Không phải là món ăn quá cầu kỳ, canh bóng thập cẩm mang lại hương vị thanh ngọt từ thịt, rau củ và vị giòn dai của miếng bóng bì, ăn kèm với chén cơm nóng và các món kho thì đúng là không gì sánh bằng.

Canh miến nấu măng

Canh miến nấu măng là món canh truyền thống và rất được yêu thích trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc.

canh mang

Ảnh minh họa

Món canh là sự kết hợp giữa sự béo bùi của thịt gà, sườn non được hầm vừa chín và hương thơm thanh mát, vị bùi ngọt, dai dai của măng sẽ đem đến cho bạn một cảm nhận vô cùng khó quên.

-> Cốm: Nét riêng trong văn hóa ẩm thực Hà Thành

Ánh Dương  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm