Chủ nhật, 24/03/2024 01:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 23/08/2022 06:00

7 cách đáp trả khôn ngoan tránh căng thẳng khi bị người khác xúc phạm

Trong cuộc sống, không phải ai cũng đối xử nhẹ nhàng với người khác. Đó là lý do tại sao bạn cần khôn ngoan đáp trả khi gặp những tình huống khiến bạn cảm thấy bị xúc phạm.

Trong xã hội ngày nay, với nhiều người, chỉ trích hay xúc phạm là cách làm giảm giá trị của người khác và nâng cao giá trị của bản thân. Xúc phạm xuất phát từ sự tức giận hay ghen tị với địa vị xã hội, thành công, cuộc sống,... của đối phương. Vậy nên, đừng chỉ vì đối phương tức giận mà bạn cũng phải thể hiện sự giận dữ ngược lại. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn im lặng nhận phần thiệt về mình, vì nó có thể khiến họ tiếp tục khinh thường bạn.

photo-1-1574331743542738022283

Ảnh minh họa

Nói lời "Cảm ơn"

Thay vì tức giận và bắt đầu gây gổ với người kia, chỉ cần kết thúc cuộc trò chuyện của cả hai bằng cách nói câu "cảm ơn". Điều này có thể khiến đối phương mất cảnh giác và sẽ không biết nên nói gì nếu mục tiêu của họ là gây hấn với bạn. Lời cảm ơn khiến đối phương hiểu rằng bạn chấp nhận nhận xét của họ và coi như không có gì xảy ra. Tất nhiên đó chỉ là trong những trường hợp mà lời xúc phạm chỉ ở mức độ rất nhẹ.

Không cần thiết phải giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp

Khó ai có thể cư xử bình tĩnh trong mọi trường hợp, đôi khi bạn sẽ cảm thấy cần phải đáp lời lại sau khi nghe thấy một lời xúc phạm. Bạn có thể làm điều đó thành công bằng cách tìm ra một câu trả lời mang tính mỉa mai người đối diện, nhưng vẫn khá hài hước và khôn khéo.

Không cần phải sử dụng những từ ngữ gây tổn thương giống như đối phương nhưng một lời đáp trả dí dỏm sẽ giúp bạn trả đũa và khiến người kia nhận ra rằng bạn không phải là người dễ bị bắt nạt.

tranh-cai-da-the-he-noi-cong-so-3

Ảnh minh họa

Thừa nhận một số lời chỉ trích

Không phải lời chỉ trích nào cũng mang ý tiêu cực, đôi khi họ chỉ muốn cho bạn biết điểm yếu của bạn. Mục đích của họ có thể là tốt, nhưng đơn giản là họ không biết cách thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình sao cho đúng.

Trong trường hợp này, bạn có thể chấp nhận một phần lời chỉ trích của họ, nhưng hãy cho họ biết rằng họ cần suy nghĩ thấu đáo hơn trước khi nói những lời có thể khiến người khác bị tổn thương.

Khiến mọi thứ trở nên nhẹ nhàng

Trong khi có những người không biết cách thể hiện suy nghĩ của bản thân sao cho đúng thì cũng có những người dùng những lời xúc phạm, chỉ trích để làm tổn thương người khác. Dù thế nào đi nữa, bạn có thể để cho họ buông lời xúc phạm và phản ứng lại một cách hài hước, vui nhộn. Không cần phải thể hiện mình cảm thấy bị xúc phạm như thế nào, nhưng bạn có thể bình tĩnh và trả lời.

Phong thái điềm tĩnh kèm chút hài hước của bạn khiến đối phương nhận ra rằng những lời phán xét của họ chẳng thể khiến bạn lung lay, nản lòng.

Gây áp lực ngược lại

Khi hứng chịu những lời xúc phạm, bạn cảm thấy bản thân bị áp lực phải đáp trả ngay lập tức, đôi khi không suy nghĩ kĩ càng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chuyển áp lực đó sang cho đối phương bằng cách đặt câu hỏi về lý do họ chỉ trích bạn và xem họ cảm thấy thế nào.

Bằng cách đặt họ vào vị trí phải trả lời những câu hỏi như vậy, bạn có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về câu trả lời của mình. Trong thời gian đó, người kia sẽ buộc phải giải thích hành vi của họ đối với bạn và nói về suy nghĩ thật của bản thân họ.

Doi-mat-voi-su-chi-trich-trong-cong-viec-3

Ảnh minh họa

Thay đổi chủ đề

Nếu đối phương nói điều gì khiến bạn cảm thấy không thoải mái, cách đơn giản là chuyển chủ đề khác để nói. Đây thường là một lựa chọn tốt khi gặp phải một nhận xét gây tổn thương hoặc xúc phạm, thậm chí là về một vấn đề quá riêng tư mà bạn không muốn đề cập tới. Người kia có thể sẽ làm theo sự dẫn dắt của bạn và bắt đầu một cuộc trò chuyện mới về chủ đề khác. Đó là cách bạn giữ hòa khí và tránh sự bất đồng.

Giải quyết dứt điểm sự xúc phạm

Những người xúc phạm người khác thường không nhận ra rằng họ đang thô lỗ, hoặc không tự kiểm soát được điều đó. Bằng cách nói thẳng rằng họ thô lỗ và hay phán xét người khác, bạn buộc họ phải giải thích hành vi đã làm hoặc xin lỗi bạn. Đó là một cách để thể hiện sự tôn trọng và khẳng định rằng bạn sẽ không chấp nhận bất kỳ ai đối xử với mình bằng thái độ thiếu lịch sự như thế.

Phương Anh (Theo Brightside)  
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Thiệp chúc mừng 8/3 online đẹp và ý nghĩa nhất 2024
Vì sao nói 'mộ bất xuất ngũ phục'?
Gặp vận xui vì cố giữ khư khư 3 thứ trong nhà
Gia đình có 3 loạn con cháu khó giàu sang
Tuổi nghỉ hưu, giàu có hay nghèo khó cũng nên tránh 6 điều
Vợ hiền chồng ít bệnh, vợ tốt thắng thuốc hay
Giàu hơn mỗi ngày nhờ tránh treo đồng hồ ở 3 nơi cấm kỵ
9 “đừng” đàn ông không nên làm sau khi nghỉ hưu
Đua nhau sinh con năm rồng: Năm sinh có thực sự quyết định số phận?
Chuẩn bị đồ cúng Rằm tháng Giêng thế nào, cúng giờ nào để may mắn cả năm?
Nghỉ hưu giàu có ai cũng ước nhưng làm được hay không phụ thuộc 8 điều này
4 điều cần tránh khi đi lễ chùa đầu năm mới
Mẹo phong thuỷ giúp thăng tiến sự nghiệp trong năm 2024
Xem thêm