Thứ sáu, 03/05/2024 11:49
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Thời tiết chuyển lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ em dễ mắc một số bệnh vào mùa đông.

Các chuyên gia y tế cho biết, thời điểm giao mùa và mùa lạnh là lúc cơ thể thay đổi để thích nghi với thời tiết. Tuy nhiên, trẻ em với sức đề kháng kém hơn nên dễ mắc một số bệnh khi chuyển mùa lạnh.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng - Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có 6 bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và các lời khuyên về cách giữ cho trẻ khỏe mạnh.

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi được biểu hiện bằng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc đau đầu. Trẻ cũng có thể bị sốt sớm hoặc sốt thường thấp.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng, cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm mặc dù chúng thường gặp nhất trong những tháng mùa đông, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Hầu hết cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ trong 3-5 ngày và sau đó bắt đầu được cải thiện.

Việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng cảm lạnh phải mất khoảng 7-10 ngày. Trẻ em thường bị cảm lạnh từ 10 lần trở lên mỗi năm.

Bác sĩ Tùng nhắn nhủ, để phòng tránh, bố mẹ cần giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ; thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.

anh 11

Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)/Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ do virus. Nó thường được thấy ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè.

Virus hợp bào hô hấp là loại virus đặc biệt, nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm phế quản. Nó thường bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở và mất nước.

Tương tự như cảm lạnh, các triệu chứng của viêm phế quản có xu hướng xấu đi trong vài ngày đầu và sau đó từ từ cải thiện. Hầu hết trẻ em được điều trị tốt ở nhà, một số trẻ phải nhập viện do khó thở hoặc mất nước. Bệnh nhi có thể bị ho kéo dài hai tuần trở lên.

Cảm cúm

Cảm cúm thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là cúm do virus xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết, thời điểm giao mùa thời tiết có nhiều biến động, nóng rét thất thường, trẻ em rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.

Virus cúm lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, nhanh đến mức bạn thậm chí còn không biết ai đã lây bệnh cho bé. Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.

Bệnh cảm cúm thông thường là do nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Các triệu chứng của cảm cúm thông thường thường xuất hiện khoảng 1 - 3 ngày sau khi tiếp xúc với một vi rút cảm cúm.

Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Ngứa hoặc đau họng; Ho; Xung huyết mắt; Cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ; Hắt hơi; Chảy nước mắt; Sốt mức độ thấp (lên đến 39 độ C); Mệt mỏi nhẹ... làm cho người mắc bệnh khó chịu.

Theo bác sĩ Tùng có một số loại thuốc chống virus có sẵn để giúp chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1 - 2 ngày và phải được bắt đầu kịp thời để có ích.

“Nói chung, những thuốc này chỉ được khuyến nghị đối với trẻ em có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc nhập viện”, bác sĩ Tùng chia sẻ.

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn thường thấy ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Một số trẻ sẽ bị sốt cao hoặc nôn mửa.

Bác sĩ Tùng cho biết, bệnh này thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Trẻ em nên ở nhà không đến trường học và tham gia các hoạt động khác cho đến khi chúng đã được dùng kháng sinh, hết sốt trong 24 giờ.

Ngoài ra, phụ huynh nên dạy trẻ vệ sinh tay tốt và cách che miệng (bằng khuỷu tay) khi ho hoặc hắt hơi. Nếu là trẻ sơ sinh, hãy giữ trẻ ở nhà, cố gắng tránh các khu vực đông người.

anh 3

Viêm thanh quản

Các chuyên gia cho biết, viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào giữa đêm. Trẻ ho to, tiếng ho khan, âm sắc cao. Trẻ cũng có thể phát ra tiếng động lớn trong khi thở - các bác sĩ gọi là tiếng khò khè, thở rít thanh quản.

Trẻ bị ho nhẹ và thường được hỗ trợ tại nhà. Đối với trẻ viêm thanh quản bị ho từ trung bình đến nặng hoặc khó thở thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Bệnh được điều trị dễ dàng với các phương pháp điều trị khí dung và steroid.

Viêm phổi

Không giống như các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do nhiễm vi khuẩn. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó bắt đầu như một cơn cảm lạnh, sau đó tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.

Ở những lần khác, có vẻ như trẻ ban đầu đã khỏe hơn, rồi đột nhiên trở lại tồi tệ. Nếu trẻ bị cảm trong vài ngày rồi đột nhiên bị sốt cao và ho càng nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của viêm phổi, cần khám để đánh giá.

“Bất cứ khi nào thấy trẻ bị khó thở, nên tìm kiếm đánh giá chăm sóc sức khỏe kịp thời. Hầu hết viêm phổi có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh nhưng một số trẻ em với các trường hợp nặng sẽ phải nhập viện”, bác sĩ Nguyễn Văn Tùng cho hay.

-->> 6 bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em

Thúy Ngà  
4 quy tắc giữ
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
Cháu bé 2 tuổi bị sụp mi bẩm sinh gây nhược thị
Nhiều người quen nổ máy khi đổ xăng và làm 3 điều này mà không hay đang làm hỏng xe
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
Xe hình dáng quan tài giá 700 triệu đồng
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Xem thêm