Thứ tư, 15/05/2024 00:29
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 06/08/2021 10:00

4 lầm tưởng tai hại khi phòng ngừa Covid-19 tại nhà

Nhiều người vẫn truyền tai nhau về các biện pháp phòng chống dịch trong đó 4 điều tai hại này vẫn bị lầm tưởng khi phòng ngừa Covid-19 tại nhà.

Dùng quá nhiều Vitamin C

Theo TS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngoài việc tập thể dục, chế độ ăn hợp lý để phòng chống dịch là ăn uống đầy đủ, đa dạng thức ăn.

“Chúng ta nên lựa chọn thực phẩm cân đối 4 nhóm bột đường, chất đạm, chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất và các chất xơ”, TS Nguyễn Trọng Hưng cho biết.

Empty

TS Nguyễn Trọng Hưng

Với trường hợp nhiều người đua nhau dùng quá nhiều Vitamin C để phòng ngừa Covid-19, TS Trọng Hưng khẳng định, đây là Vitamin quan trọng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhưng dùng Vitamin C tăng sức đề kháng phải tuân thủ đúng liều lượng, hàm lượng. Theo Tiến sĩ dinh dưỡng, ăn gì cũng phải trong giới hạn, không thể dùng quá liều. Ăn đủ số lượng phù hợp từng người và nên được cung cấp từ thức ăn tự nhiên như hoa quả, trái cây là tốt nhất.

“Chúng ta đừng thần thánh Vitamin C hay một thực phẩm cụ thể nào, mà bỏ qua tác dụng và không sử dụng Vitamin B, kẽm, bỏ qua thói quen lành mạnh như tập thể dục, vệ sinh tay…”, bác sĩ Hưng nhấn mạnh.

Uống ăn nhiều sả tỏi gừng để trị Covid-19

Thời gian gần đây nhiều người rộ lên phong trào mua sả, tỏi, gừng để uống chữa, phòng ngừa Covid-19. TS Nguyễn Trọng Hưng chia sẻ, theo đông y, tỏi có tính sát khuẩn. Nhưng việc dùng thái quá, theo phong trào và không có hàm lượng, liều lượng đúng quy chuẩn là việc không nên.

Bên cạnh đó, nước tỏi có thể làm bỏng, rộp, có người bị kích ứng ở niêm mạc dạ dày nếu chúng ta dùng hàm lượng không được kiểm soát. Theo bác sĩ, người dân nên dùng đa dạng thực phẩm và theo các khuyến nghị của bác sĩ, chuyên gia.

Ngoài ra, một quan niệm sai lầm của nhiều người nữa là dùng phương pháp xông như xông lá, xông tinh dầu để trị Covid-19. Về vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, trước đây, người ta thường dùng biện pháp này để trị cảm cúm. Xông là một phương pháp làm sạch, làm ấm đường hô hấp để giải cảm.

“Chúng ta cũng sử dụng được nhưng chỉ để giải cảm, ấm đường hô hấp nhưng không thể chữa khỏi bệnh Covid-19. Lưu ý những người đang sốt cao thì không xông”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

Empty

Tỏi không có tác dụng diệt Covid-19, song có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Dùng nước muối súc miệng ngăn ngừa SARS-CoV-2

Theo các chuyên gia, súc miệng, rửa mũi bằng nước muối thường được dùng để làm giảm nghẹt mũi. Đối với cảm lạnh thông thường, có một số ít bằng chứng cho thấy rửa mũi thường xuyên bằng nước muối có thể giúp phục hồi nhanh hơn.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy rửa mũi thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng hô hấp, trong đó có nhiễm SARS-CoV-2.

Empty

Theo các chuyên gia, súc miệng bằng nước muối không đúng cách còn ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Tích trữ bình oxy trong nhà

Sự nguy hiểm của biến thể Delta cùng với số lượng ca mắc tăng nhanh đã tạo nên lo lắng từ người dân. Nhiều gia đình đã tự tìm mua các thiết bị thở máy, thiết bị tạo oxy, tích trữ bình oxy để đề phòng. Tuy nhiên Bộ Y tế khẳng định không thiếu máy thở, khí oxy cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể an tâm.

Về việc cung ứng khí oxy, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất oxy trong nước, kết quả cho thấy khả năng cung ứng oxy từ các đơn vị sản xuất trong nước cao gấp 30 lần so với nhu cầu hiện nay tại các bệnh viện, do đó nguồn cung cấp khí oxy cho cả nước nói chung hay tại TP.HCM nói riêng đều không thiếu.

Vì vậy, người dân không nên mua, tích trữ các bình khí oxy tại nhà vì không thể tự sử dụng được, gây lãng phí và tiềm ẩn mối nguy cháy nổ rất lớn.

Empty

Việc người dân mua, tích trữ máy thở vừa gây lãng phí do không thể tự dùng được, vừa gây khan hiếm nguồn cung (Ảnh minh họa)

Một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Theo các chuyên gia, sau khi tiêm chủng vắc xin phòng dịch Covid-19, cần chú ý một số điều:

- Uống đủ nước: Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm có thể bị sốt nhẹ, do đó nên uống đủ nước trong ngày.

- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu: Sau tiêm phòng có thể có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ. Khi có biểu hiện như vậy, người tiêm vắc xin có thể chọn ăn món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo thịt, các món nước, súp mà mình ưa thích.

- Tránh bia rượu: Bia rượu làm cơ thể mất nước, đồng thời cũng làm nhức đầu, mệt mỏi nhiều hơn.

- Tiếp tục ăn các món ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn. Các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, protein (chất đạm), kẽm... đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của hệ miễn dịch.

Người tiêm vắc xin nên ăn nhiều loại rau, trái cây có các màu sắc khác nhau. Vitamin D có trong trứng, cá có mỡ, sữa, nấm... hoặc ăn ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, thịt gia cầm và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu hũ, các loại hạt...

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thúy Ngà  
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Xem thêm