Thứ bảy, 21/09/2024 08:07     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 29/07/2021 19:00

3 phương cách giúp người bệnh thoái hóa khớp khỏe mạnh trong mùa dịch

Thoái hóa khớp là nguồn gốc của những cơn đau mạn tính kéo dài và có thể gây ra nhiều biến chứng. Trong mùa dịch Covid-19, người bệnh thoái hóa khớp có thể áp dụng một số phương cách giúp giảm đau và luôn khỏe mạnh tại nhà.

Biến chứng của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp làm tổn thương sụn khớp và gây đau, suy yếu gân cơ, hoại tử xương, tổn thương dây chằng, gây biến dạng khớp… làm cho người bệnh suy giảm chất lượng cuộc sống và giảm khả năng đi lại, giảm năng suất lao động, một số trường hợp nặng có thể gây tàn phế.

Ngoài ra, thoái hóa khớp còn gây các biến chứng khác: như rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

thoai hoa 3

Giúp người bệnh thoái hóa khớp khỏe mạnh tại nhà mùa dịch

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Không có chế độ ăn uống nào có thể tránh hoàn toàn hay chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất có thể giúp cho khớp gối khỏe mạnh, làm chậm quá trình thoái hóa:

Ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều chất béo, giảm lượng tinh bột, giảm lượng đường, giảm lượng calo thu nhập vào sẽ giúp giảm cân hoặc giữ cân nặng ở mức lý tưởng để tránh thừa cân/béo phì. Thừa cân/béo phì là 1 yếu tố làm cho bệnh thoái hóa khớp nặng lên.

Ăn nhiều trái cây và rau củ vì những thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm giảm tổn thương các tế bào trong cơ thể trong đó có tế bào sụn. Ngoài ra những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, acid béo không bão hòa cũng có thể giúp giảm viêm và giảm đau do bệnh thoái hóa khớp gây ra.

thoai hoa 1

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ tốt cho người bệnh thoái hóa khớp

Sinh hoạt và tập luyện điều độ

Bên cạnh chế độ ăn, người thoái hóa khớp cần có chế độ sinh hoạt - nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều độ tại nhà, không tập cường độ quá cao nhưng cũng tránh lối sống không vận động, phòng tránh những tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày để làm giảm tải lên hệ thống cơ xương khớp.

Tiêm phòng vắc xin COVID-19

Tất cả người dân nếu không có những yếu tố nguy cơ hoặc chống chỉ định của việc tiêm ngừa như dị ứng, bệnh cấp tính, suy gan, rối loạn đông máu... thì đều nên chủng ngừa COVID-19. Chủng ngừa là biện pháp hữu hiệu bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh nặng và giảm nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh.

thoai hoa 2

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hữu hiệu giúp người bệnh thoái hóa khớp khỏe mạnh mùa dịch

Đối với những người bị thoái hóa khớp nếu đang sử dụng thuốc Paracetamol hoặc thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau thì ngày tiêm vắc xin COVID-19 nên ngưng thuốc, sau đó thì có thể uống lại theo chỉ định của bác sĩ. Tất cả những thuốc khác như thuốc tăng huyết áp, thuốc đái tháo đường... người bệnh vẫn có thể sử dụng như bình thường.

-> Bác sĩ Việt Đức nêu 3 điều gây bệnh xương khớp ở mọi lứa tuổi

Xem thêm: Thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ (Nguồn: Zing)

Theo Soha  
Ứng dụng và sản phẩm tế bào có tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu mới nhất 2024
Suy giảm thính lực - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp
Giá tiêm vắc xin HPV là bao nhiêu, cần tiêm bao nhiêu mũi?
Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày
Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi năm 2024 theo chuẩn của Bộ Y tế
Bảng giá tiêm chủng VNVC mới nhất năm 2024
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Hiểu về viêm thanh quản mạn và cách cải thiện hiệu quả
Viêm gân cơ trên vai, bệnh lý ngày càng phổ biến của người Việt
Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Asen là gì, tại sao nước có asen?
Bộ Y tế: Thông tin xử phạt người độc thân là 'sai sự thật, cố tình xuyên tạc'
Xem thêm