Thứ hai, 02/06/2025 19:52     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 05/04/2024 07:30

3 "ổ vi khuẩn" trong tủ lạnh ít được người dùng vệ sinh

Tủ lạnh là nơi tích trữ thức ăn của các gia đình nhưng cũng là khu vực "lý tưởng" cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và lây truyền qua thực phẩm.

Một số người nghĩ rằng thức ăn cất trong tủ lạnh sẽ đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, theo Daily Laboratories, quan điểm vi khuẩn không thể tồn tại trong tủ lạnh là điều hoang đường. Vi khuẩn listeria monocytogenes gây bệnh viêm màng não có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp tới 1,6 độ C.

Theo "Báo cáo về Sức khỏe Gia đình" của Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu (Global Hygiene Council - GHC), tủ lạnh xếp thứ hai trong danh sách những nơi có độ bẩn cao trong ngôi nhà, với trung bình 11.4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông bề mặt bên trong tủ lạnh. Điều này khiến tủ lạnh trở nên bẩn hơn cả nhà vệ sinh. Do đó, mặc dù tủ lạnh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách, nó có thể gây hại đến sức khỏe của con người.

Đặc biệt, theo các chuyên gia có 3 vị trí bẩn trong tủ lạnh nhiều người không chú ý tới.

Lớp đá băng trong tủ lạnh lâu ngày

Tủ lạnh sau khi sử dụng một thời gian dài không được vệ sinh sẽ xuất hiện một lớp đá băng trên bề mặt tủ. Phần đá băng tưởng như vô hại nhưng thực chất tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

lanh 1

Ảnh minh họa

Thực tế, tủ lạnh là nơi chứa vô vàn các loại thực phẩm từ đồ đông lạnh, đồ tươi sống đến cả các loại thực phẩm đã được chế biến. Những thực phẩm này có thể lây nhiễm vi khuẩn vào bề mặt tủ lạnh, bám nhiều trong lớp băng giá này. Lớp băng giá để lâu có thể chứa các loại vi khuẩn, bao gồm cả nấm mốc như Aspergillus flavus.

Theo JK.CN, Aspergillus flavus có chứa độc tố aflatoxin – chất gây ung thư nhóm 1 mà WHO cảnh báo. Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều khoảng 10mg có thể gây chết người) thì nấm mốc Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan, ung thư túi mật.

Tác hại của nó tương đương 68 lần asen. Khi người bệnh hấp thụ Aflatoxin qua đường miệng sẽ khiến cơ thể chứa một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 90 ngày và có thể dẫn đến bệnh ung thư gan sau hơn 1 năm.

Ngăn rau củ sống

Rau củ sống như rau xanh, cà chua, ớt, cà rốt thường chứa nhiều độ ẩm và dễ bị nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Nếu không bảo quản đúng cách, chúng có thể gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm khi tiêu thụ.

tu lanh 4

Ảnh minh họa

Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) đã xem xét một số vị trí bẩn trong tủ lạnh và tìm thấy vi khuẩn salmonella, listeria, nấm men và nấm mốc phát triển ở ngăn đựng rau củ.

Ngoài ra, rau củ là loại thực phẩm thiết yếu nên nhiều gia đình thường có thói quen tích trữ lượng lớn trong tủ lạnh. Điều này cũng gây ra nhiều mối nguy cho sức khỏe.

Theo tờ Tân Hoa Xã (Trung Quốc), các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi để rau xanh trong tủ lạnh khoảng 48 giờ sẽ sinh ra nitrit, càng để lâu số lượng nitrit càng tăng lên. Nitrit trong thực phẩm là một chất có thể gây ung thư được IARC công nhận.

Khu vực bảo quản thịt

Nhiều bà nội trợ có thói quen không sơ chế thịt hoặc sơ chế sơ sài trước khi cho vào tủ lạnh. Thói quen này là nguyên nhân gây ra lây nhiễm chéo vi khuẩn trong tủ lạnh.

Thịt cá tươi sống chưa được rửa sạch chứa nhiều vi khuẩn có hại như e.coli gây nhiễm khuẩn đường tiểu, tiêu chảy nặng, nhiễm khuẩn máu; vi khuẩn listeria, clostridium, salmonella khiến bụng và đầu đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, sốt.

Khi không rửa sạch cho vào tủ lạnh, thịt tiếp tục lây nhiễm vi khuẩn ra thực phẩm khác và cả các bề mặt trong tủ lạnh. Lúc này, thực phẩm mới mang về trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm.

tu lanh 3

Ảnh minh họa

Bao lâu nên vệ sinh tủ lạnh một lần?

Để đảm bảo an toàn cho gia đình, phòng tránh các nguy cơ ngộ độc, việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là yêu cầu cần thiết, đặc biệt là 3 vị trí bẩn trong tủ lạnh kể trên.

Gia đình nên vệ sinh tủ lạnh ít nhất một lần mỗi tháng hoặc hơn, loại bỏ thực phẩm hư hỏng, lau kỹ từng ngăn tủ, ngóc ngách. Làm sạch ngay các vết bẩn trong tủ lạnh do thực phẩm không chỉ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn listeria còn giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.

Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn sang các thực phẩm khác, gia đình cần rửa sạch, cho vào túi hoặc hộp đựng thực phẩm chuyên dụng. Nên thấm khô nước ở thực phẩm, vì độ ẩm còn sót lại (đặc biệt trong rau) là môi trường thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

--> Vì sao tủ lạnh bị đóng tuyết, khắc phục thế nào?

Phương Anh  
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Xem thêm