Thứ sáu, 22/11/2024 09:32     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 11/02/2022 18:05

3 nguyên tắc giáo dục tài chính cho trẻ em

Giáo dục tài chính từ nhỏ giúp trẻ em có kiến thức, kỹ năng và thái độ tài chính đúng đắn để chúng có thể vượt qua những mốc quan trọng trong đời một cách dễ dàng hơn. Đây là một điều rất cần thiết, nhất vào thời điểm này.

Đại dịch Covid-19 kéo dài trong 3 năm qua và cũng chưa biết bao giờ kết thúc. Điều này đã làm cho nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính bởi họ không thể đi làm hoặc bị mất việc. Nhiều gia đình không đủ tiền để cho con tiếp tục đi học hoặc không đủ để trang trải tiền thuê nhà. Đến lúc này, nhiều người trong chúng ta mới nhận ra rằng nếu có kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với vấn đề tài chính tốt và sớm hơn, cuộc sống khi đại dịch xảy ra sẽ đỡ rơi vào tình trạng bi kịch.

Tại Việt Nam, hiện chưa có chương trình giáo dục tài chính chính thức dành cho học sinh tại trường học. Ngoài ra, theo khảo sát của Prudential, bậc phụ huynh ở Việt Nam có 2 luồng quan điểm khác đối với giáo dục tài chính cho trẻ em.

giao duc tai chinh (4)

Ảnh minh họa.

Quan điểm truyền thống: Cha mẹ có quan điểm truyền thống cho rằng giáo dục chỉ cần tập trung vào các môn chính như toán, văn, v.v và đạt điểm cao

Quan điểm hiện đại: Cha mẹ hiện đại và trẻ hơn thì quan tâm đến việc dạy cho trẻ các kỹ năng liên quan đến quản lý tiền bạc và có xu hướng dạy trẻ những kỹ năng này sớm hơn.

Trên thực tế, một số cha mẹ thường phàn nàn về con cái của mình là chúng vô tâm và không quan tâm tới công sức của bố mẹ trong việc kiếm tiền để nuôi dạy chúng. Một câu hỏi đặt ra là đó là sự ích kỷ của con cái hay là sự vô tâm của bậc phụ huynh chưa quan tâm đến giáo dục về tài chính cho trẻ? Câu trả lời chính xác hẳn sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể của từng gia đình. Nhưng, có một điều chúng ta có thể làm ngay với tư cách là cha mẹ, đó là hướng dẫn cho trẻ làm quen với vấn đề tài chính ngay từ khi còn là học sinh. Dưới đây là 3 nguyên tắc hữu ích mà cha mẹ có thể tham khảo khi hướng dẫn trẻ về tài chính.

Nguyên tắc 1: Trò chuyện với tài chính với trẻ từ sớm

Khi trao đổi với trẻ về tài chính, cha mẹ nên trò chuyện hàng ngày một cách tự nhiên và đơn giản nhất như đi siêu thị, nếu có nhiều loại gạo, cha mẹ có thể hỏi trẻ nên mua loại nào trong các loại gạo bán với giá khác nhau. Ngoài ra, cũng nên giúp trẻ nhỏ phân biệt sự khác nhau giữa nhu cầu và mong muốn. Ví dụ, khi đi siêu thị trẻ rất muốn mua đồ chơi nhưng đôi giày đã hỏng và cần phải mua đôi mới, cha mẹ có thể đặt câu hỏi để trẻ lựa chọn mua giày hay mua đồ chơi để giúp trẻ phân biệt được thế nào là nhu cầu và mong muốn.

Ngoài ra, khi trẻ lớn hơn một chút, học cấp 2, cha mẹ có thể bắt đầu trò chuyện về mục tiêu tài chính, làm cách nào để cả nhà đạt được mục tiêu đó và cách thức quản lý tiền bạc. Tôi đã được nghe câu chuyện giữa bé gái khoảng 5 tuổi và bố. Cô bé hỏi bố: “Bố ơi, tại sao người lớn nào cũng có tiền và nhiều tiền hơn trẻ con?”. Đây sẽ là cơ hội để cha mẹ giải thích cho trẻ về thu nhập đến từ đâu, về nghề nghiệp trong tương lai. Trẻ sẽ hiểu và có thái độ đúng đắn về tài chính qua quá trình lặp đi lặp lại và qua cách ứng xử của người lớn. Do vậy, việc trao đổi và cách chi tiêu, quản lý tiền của cha mẹ sẽ tác động tới nhận thức của con cái.

giao duc tai chinh (1)

Ảnh minh họa.

Nguyên tắc 2: Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu hướng dẫn cho trẻ

Khi cha mẹ thiếu tự tin hoặc không kiểm soát được tài chính của chính mình, họ có thể ngại nói chuyện về tiền bạc với con cái. Nhưng nếu bạn đợi cho đến khi tài chính của bạn ổn định mới dạy con về tiền bạc, thì "bạn đang làm hại con mình."

Cuộc sống tài chính không đi theo một trật tự cố định và đừng bao giờ giờ quan niệm rằng chỉ khi nào chúng ta có thái độ đúng đắn và thành công về tài chính, thì mới có thể trao đổi, hướng dẫn trẻ. Bạn có thể nói chuyện với con mình về vấn đề tài chính bất kỳ lúc nào trong cuộc sống ngay cả khi bạn đang có vấn đề về tài chính. Thậm chí, có thể chia sẻ với con bạn những quyết định sai lầm về tài chính của và chia sẻ lý do mắc sai lầm và bạn đã làm thế nào để khắc phục.

Hoặc, bạn cũng có thể chia sẻ với các con về những khó khăn trong chi tiêu hoặc vấn đề về tài chính hiện tại mà bạn không giải quyết được.Ví dụ, dich bệnh, lương giảm và học phí, chi phí hàng ngày vẫn giữ nguyên, bạn chưa biết tìm được thêm nguồn tiền nào để trang trải chi phí. Khi trao đổi những khó khăn hàng ngày chưa giải quyết được như vậy, đối với những trẻ nhỏ như cấp 1, các bé sẽ học được sự cảm thông, chia sẻ với cha mẹ. Đối với học sinh cấp 2, 3, bạn có thể thảo luận với chúng để làm cách nào có thể giải quyết được khó khăn về tài chính và biết đâu, chính chúng gợi ý cho bạn những cách giải quyết mới, đầy sáng tạo của con trẻ.

giao duc tai chinh (3)

Ảnh minh họa.

Nguyên tắc 3: Nội dung trao đổi cần phù hợp với mọi lứa tuổi

Trẻ mẫu giáo và trẻ mới biết đi có thể học về tiền thông qua trò chơi đơn giản như nhận biết loại tiền. Khi học cấp 1, chúng có thể tiếp nhận những vấn đề phức tạp hơn về tiền bạc như quyết định hợp lý, tiết kiệm, tích lũy. Ví dụ, khi con bạn bật đèn trong phòng một cách không cần thiết, bạn có thể giải thích rằng làm như vậy sẽ khiến nhà phải trả tiền điện nhiều hơn. Điều này không phải để khiến chúng cảm thấy tội lỗi, mà là hướng dẫn chúng rằng những lựa chọn đơn giản có thể tác động lớn đến chi tiêu và tiết kiệm. Khi lớn hơn nữa (cấp 2, cấp 3), cha mẹ có thể trò chuyện với con cái về việc vấn đề phức tạp hơn như lập ngân sách, kế hoạch chi tiêu, tích lũy cho cuộc sống tương lai của chính con bạn và cho gia đình.

Ngoài ra, vai trò giáo dục tài chính của nhà trường cũng rất cần thiết đối với trẻ.Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam chưa có chương trình đào tạo tài chính cho học sinh phổ thông thì vai trò của cha mẹ mẹ trong việc giáo dục con cái về tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

-> 7 khác biệt giữa bé trai và bé gái cha mẹ ít khi để ý

Phạm Bảo Khánh  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm