Thứ tư, 01/05/2024 07:30
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 07/08/2021 06:30

3 giải pháp dự phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Điều nguy hiểm hơn là căn bệnh này thường xuất hiện rất sớm với độ tuổi dao động từ 35 đến 44 tuổi và hầu hết các trường hợp chẩn đoán muộn đều do chúng ta không có thói quen đi khám sản phụ khoa để sàng lọc định kỳ.

Tuy nhiên, theo BS/TS Trần Quốc Khánh (BV Việt Đức) cho rằng, đây là căn bệnh mà chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được một cách rất hiệu quả.

Tiêm phòng vắc-xin ngăn ngừa vi rút HPV

ung thu 11

Ảnh minh họa

Vi rút HPV (Human Papillomavirus) là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Vậy nên khi chủ động tiêm vắc-xin sẽ có tác dụng dự phòng hầu hết các chủng loại khác nhau của virus HPV.

Vắc-xin được khuyến cáo tiêm trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên, cho cả nam và nữ, tầm độ tuổi 11 đến 12 tuổi, nhưng chúng ta có thể tiêm cho trẻ từ 9 tuổi đến 26 tuổi. Vắc-xin thường tiêm 2 hoặc 3 mũi phụ thuộc vào độ tuổi, nhưng ít nhất là một mũi.

Tạo thói quen đi khám sức khoẻ sản, phụ khoa định kỳ hằng năm và làm xét nghiệm tìm tế bào lạ ở cổ tử cung (xét nghiệm PAP)

Đây là xét nghiệm tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đổi đầu tiên. Có thể thể bắt đầu tầm soát xét nghiệm này từ tuổi 21.

ung thu

Ảnh minh họa

Ngoài xét nghiệm PAP, chúng ta cũng nên làm thêm xét nghiệm tìm vi rút HPV ở cổ tử cung (HPV test) vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung hoặc VIA test. Nếu xét nghiệm PAP bình thường, nguy cơ biến đổi tế bào để xuất hiện ung thư cổ tử cung rất thấp.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo chỉ cần làm lại PAP test 3 năm một lần. Nếu bạn đã 30 tuổi hoặc hơn, các bác sĩ khuyên bạn nên làm thêm HPV test song song với PAP test. Nếu cả hai xét nghiệm bình thường, bạn chỉ cần làm lại các xét nghiệm sau mỗi 5 năm.

Các giải pháp dự phòng ung tư cổ tử cung

Giải pháp dự phòng ung tư cổ tử cung kèm theo bao gồm:

- Không hút thuốc lá

- Tránh quan hệ tình dục quá sớm (trước 16 tuổi)

- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

- Hạn chế số lượng bạn tình

- Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục nữ và khi có những bệnh lý viêm nhiễm vùng cơ quan sinh dục, cần đi khám và điều trị cẩn thận tại những trung tâm y tế chuyên về sản phụ khoa, tiêm phòng vi rút HPV cho cả bạn tình.

-> Ung thư cổ tử cung nên ăn gì để kiểm soát bệnh?

Xem thêm: Thực phẩm tốt dành cho người bị bệnh tim (Nguồn: The H)

Hoàng Ly (T/H)  
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Xem thêm