Chủ nhật, 14/04/2024 05:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 18/05/2022 19:00

16 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thói quen ăn vặt thay 3 bữa chính

Thường xuyên ăn vặt thay 3 bữa chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc cô gái trẻ này mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, những món ăn vặt xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống. Để thu hút trẻ mua và bán được hàng tốt hơn, các cơ sở bán đồ ăn vặt sẽ cố gắng làm ra những món ăn vặt vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng, nhưng xét về khía cạnh sức khỏe, đây chính là thủ phạm gây ra đủ thứ bệnh cho trẻ em.

Mới đây, thông tin về một cô gái họ Lưu (16 tuổi) ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc được chẩn đoán ung thư dạ dày vì ăn vặt thay 3 bữa chính gây sự chú ý dư luận.

Được biết, cách đây 6 tháng, cô Lưu cảm thấy bị đau dạ dày rất nghiêm trọng nên đến bệnh viện kiểm tra. Qua các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện cô có dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ nhận thấy cô Lưu là người rất thích ăn vặt. Cô thường ăn các món cay nóng, xiên nướng, mì gói thay 3 bữa chính. Sau khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ chỉ định cắt bỏ toàn bộ dạ dày cho cô Lưu. Hiện tại, cô đang trải qua một số cuộc phẫu thuật khác và hóa trị.

Những tin tức như thế này không phải là quá mới mẻ trong cuộc sống ngày nay bởi ở bất kì đâu cũng có những trường hợp bị ung thư liên quan đến ăn uống.

ung-thu-da-day-kieng-an-gi-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-da-day-1-600x344

Ảnh minh họa.

Ăn vặt có thể thỏa mãn cơn thèm ăn và làm tinh thần phấn chấn hơn nhưng không thể đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, chưa kể bữa phụ chứa nhiều thực phẩm bổ sung không tốt cho sức khỏe nên mọi người cần hết sức thận trọng.

Liệu có phải ăn thực phẩm nhiều gia vị, thịt nướng, mì gói trong thời gian dài là nguyên nhân gây bệnh?

Thói quen ăn uống sai lầm có thực sự gây ung thư dạ dày?

Câu trả lời là có.

Chế độ ăn nhiều muối, hay sử dụng thường xuyên thực phẩm ẩm mốc, thực phẩm bảo quản… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt thực phẩm chứa nitrat sẽ dễ chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư với sự hỗ trợ của vi khuẩn trong cơ thể, chất này sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày lâu ngày có thể gây ung thư.

Đồng thời, rượu bia còn có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, uống lâu dài còn có thể gây ung thư dạ dày.

Việc nướng thịt tạo ra các amin dị vòng, thịt mỡ tạo ra các hydrocacbon thơm đa vòng, cả hai đều có thể làm hỏng DNA và làm xuất hiện các tế bào ung thư.

Ngoài ra, ung thư dạ dày khi còn trẻ hoặc nhiều người mắc phải cùng lúc thường có liên quan đến di truyền.

Ung thư dạ dày bao gồm 2 biến thể bệnh lý là thể ruột và thể lan tỏa. Thể ruột là kết quả cuối cùng của một quá trình viêm tiến triển từ viêm dạ dày mãn tính đến viêm teo dạ dày, cuối cùng là chuyển sản ruột và loạn sản.

Ung thư dạ dày thể ruột thường xuất hiện ở người cao tuổi, có mức độ ác tính thấp và tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật thấp. Còn thể lan toả thường gặp ở người trẻ, mức độ ác tính cao hơn..

Quan trọng hơn hết, ung thư dạ dày dạng ruột thường phải kích thích mãn tính lâu dài, bệnh nặng dần từ viêm mãn tính và chuyển sản ruột thành ung thư dạ dày, đó là lý do tại sao bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi.

Đối với ung thư dạ dày thể lan tỏa, hầu hết bản thân người bệnh đều mang gen ung thư dạ dày và hầu hết ung thư này sẽ xảy ra bất kể họ có ăn đồ nướng hay không.

Chế độ ăn uống hàng ngày của cô Lưu quả thực không lành mạnh, trước đó cô không bị khó chịu về đường tiêu hóa, nhưng ung thư dạ dày đã ở giai đoạn cuối, cho thấy độ ác tính của ổ ung thư cao nên có khả năng là ung thư dạ dày lan tỏa.

1643-hpmax-net-qlzg-jpg-ashx-8478

Ảnh minh họa.

Làm thế nào để phòng bệnh ung thư dạ dày?

Ăn uống đúng giờ

Nếu bạn muốn có một dạ dày khỏe mạnh, điều rất quan trọng là phải ăn uống đúng giờ. Một số người thậm chí chỉ ăn một hoặc hai bữa một ngày trong thời gian dài, điều này không có lợi cho việc bảo dưỡng dạ dày.

Sau một thời gian dài, rất có thể niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhịn ăn lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng về dạ dày, nếu không chữa trị kịp thời có thể chuyển thành ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Chế độ ăn nhạt

Nếu ăn quá nhiều thức ăn cay nồng sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa rất nhiều, dẫn tới suy giảm chức năng tiêu hóa, dễ tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Tránh xa rượu bia

Uống rượu bia thường xuyên sẽ gây kích ứng mạnh niêm mạc dạ dày, một khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đường tiêu hóa. Nếu để lâu dễ gây ung thư dạ dày.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, chúng ta cần đi kiểm tra thường xuyên, nếu có bệnh về dạ dày hoặc khó chịu về đường tiêu hóa thì cần điều trị tích cực.

-> Tế bào ung thư tồn tại trong mỗi người nhưng không phải ai cũng bị, chìa khóa nằm ở 8 điều này

T. Linh (Theo Sohu)  
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Bà ngoại hiến gan cứu sống cháu gái 2 tuổi
Giải pháp đối phó viêm thanh quản mạn tính từ thảo dược
Ngủ trưa 6 phút hay 60 phút?
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Cứu 'của quý' cho thợ nhôm bị máy cưa cắt gần đứt lìa
Vo gạo trước khi nấu có tốt không?
Rối loạn tiêu hóa do thói quen... ăn salad
6 lợi ích tuyệt vời của việc tập yoga cho nam giới trên 60 tuổi
6 thói quen hàng ngày giúp thận khỏe mạnh mà ít người quan tâm
Thực phẩm tuyệt đối không nên để ở cánh cửa tủ lạnh
Sử dụng chuột máy tính 30 giờ mỗi tuần gây 5 vấn đề nghiêm trọng ở cổ tay
Những sai lầm về dinh dưỡng cần tránh trong mùa hè
Lấy sán dây dài 10m từ cơ thể người đàn ông
Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con
Cách hết đau ngực, phục hồi nhanh sau nhồi máu cơ tim
Nguy cơ gây bệnh cho trẻ từ 3 món đồ nhà nào cũng có
Nguyên nhân gây ra tình trạng cổ họng khô vào ban đêm
Xem thêm