10 thói quen lái xe gây chết người, mất tiền bảo dưỡng
Một số thói quen xấu tưởng chừng như vô hại của tài xế nhưng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sự an toàn của xe và tính mạng con người.
Khởi động xe ở số 2
Hộp số sedan được thiết kế với trọng tâm là tốc độ. Việc miễn cưỡng khởi động ở số thứ hai sẽ không chỉ làm tăng tải trọng cho động cơ mà còn dẫn đến mòn ly hợp sớm, vì vậy ô tô nên khởi động ở số đầu tiên bất kể chuyển số là bao nhiêu.
Không để chân trên phanh khi cần
Nhiều tai nạn xảy ra không chỉ bởi người lái xe không phanh đủ sớm, mà còn vì họ phanh không đủ mạnh. Nếu xe của bạn có hệ thống phanh xe khẩn cấp tự động thì lời khuyên là đừng bao giờ tắt nó đi.
Ảnh minh họa.
Đạp côn trước đạp phanh
Theo chuyên gia lái xe từ các hãng bao giờ cũng phải ưu tiên phanh trước vì nguyên tắc an toàn, chân côn chỉ hỗ trợ để về số thấp tạo phanh động cơ hoặc kiểm soát tránh chết máy khi đi tốc độ rất thấp.
Chỉ áp dụng chân côn cho tới khi xe sắp dừng hẳn để tránh chết máy hoặc máy giật cục, gây khó chịu cho người ngồi trên xe. Sau khi đạp côn nên trả về số N, tránh ra vào côn nhiều gây mòn.
Tài mới có tâm lý sợ chết máy, nên thường đạp côn trước một đoạn khá xa rồi mới phanh, nhưng như thế là không cần thiết. Nếu chưa quen, hãy để xe lăn bánh và phanh cho tới khi có hiện tượng rung rung xe, khi đó mới đạp côn.
Đi vào điểm mù của xe khác
Liên tục ở điểm mù của người lái xe khác trên một con đường nhiều làn làm bạn có thể gặp nhiều nguy hiểm. Hãy cố gắng lùi lại hoặc tăng tốc để tránh khỏi điểm mù càng sớm càng tốt.
Nếu không thể tránh khỏi, như có xe ở đằng sau hoặc phía trước thì phải nhấn còi nhắc nhở chiếc xe khác về sự tồn tại của bạn nếu họ có dấu hiệu đi vào làn đường của bạn.
Thả trôi xe theo quán tính khi xuống dốc
Đây là lỗi cơ bản nhiều tài xế mắc phải khi đi đường đèo dốc, đặc biệt là những lái mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Thói quen này xuất phát từ việc lái xe chở nặng, trọng lượng xe lớn, tốc độ xe sẽ càng cao, do vậy quán tính xe sẽ rất lớn khi đổ đường đèo dốc.
Một số tài xế mới quen tay cài số cao, khi đổ đèo sẽ khiến xe chạy nhanh, dẫn đến hoảng loạn, điều này rất nguy hiểm cho tài xế và các hành khách trên xe.
Không giảm tốc khi vào cua
Khi chuẩn bị vào cua, nhiều tài xế thay vì giảm tốc độ quay vô lăng thì họ lại quay quá nhanh. Điều này khiến xe bị lắc phần đuôi khi vào cua, dẫn đến nguy hiểm và gián tiếp gây nên hiện tượng say xe của hành khách do rung lắc quá nhiều.
Ngoài ra, nhiều tài xế còn có thói quen ôm cua quá rộng. Điều này dễ khiến xe bị trượt bánh, đặc biệt là giật mình khi có xe đi ngược chiều. Vì vậy, trước khi ôm cua tài xế nên chủ động bóp còi khi vào góc cua khuất và ra tín hiệu thông báo nếu có người đi ngược chiều.
Làm nóng xe trong 10 phút
Làm nóng ở đây nghĩa là nên nổ máy và để khoảng 10 - 30 giây để các bộ phận đi vào hoạt động ổn định sau đó mới bắt đầu cho xe chuyển động
Đối với xe số tự động không phải giảm tốc độ xuống mà là nổ máy một lúc để vòng tua máy giảm xuống còn khoảng 800 vòng/phút rồi mới bắt đầu chuyển động là hợp lý nhất.
Ảnh minh họa.
Nhầm giữa chân ga, chân phanh
Một số lái mới, đặc biệt là những người chuyển từ ô tô số sàn sang sử dụng xe số tự động đã không ít lần đạp nhầm chân ga, chân phanh. Trong thực tế, đã có không ít vụ tai nạn xảy ra khi lái xe thao tác nhầm giữa chân ga, chân phanh.
Để tránh gặp phải lỗi này, lái xe nên làm quen thao tác chân phanh, chân ga khi xe chưa khởi động. Khi lái xe, gót chân phải luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế bàn chân thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V. Khi không vào ga, nên đặt hờ ở chân ở bàn đạp phanh.
Ảnh minh họa.
Rẽ trên đường hẹp
Người lái xe nên bấm còi từ 50 - 100 mét trước khi bắt đầu rẽ và giảm tốc độ tùy thuộc vào điều kiện đường xá. Khi thấy khúc cua không thuận tiện, phải nhanh chóng đánh xe sang lề đường bên phải để không cản trở việc lái xe bình thường của các phương tiện khác.
Đi trong sương mù dày đặc
Khi lái xe trong thời tiết này, người lái xe phải lưu ý, bật đèn pha và đèn chống sương mù càng sớm càng tốt, bóp còi thường xuyên để thu hút sự chú ý của người đi đường và các phương tiện khác, di chuyển chậm, phanh và dừng xe bất cứ lúc nào.
-> Tại sao lốp xe ô tô bị nổ dù không cán đinh, xử lý thế nào?