Thứ ba, 29/10/2024 08:51     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 31/08/2018 06:30

Vì sao cần duy trì bữa cơm chung trong gia đình?

Bữa cơm gia đình không chỉ là bữa ăn mang lại dinh dưỡng cần thiết mà còn là nơi tạo sự yêu thương, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

Hiện nay, do nhu cầu công việc đòi hỏi, nhiều người phải làm việc nhiều giờ nên các cặp vợ chồng thường chọn cách đơn giản hóa bữa cơm gia đình. Từ đó, những bữa cơm gia đình đầm ấm với đầy đủ các thành viên trong nhà trở nên hiếm hoi. Điều này phần nào đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ nhiều loại bệnh tật và ảnh hưởng xấu đến bầu không khí thân thiện, gắn kết trong gia đình.

Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là cung cấp những món ăn có chất lượng để bảo vệ sức khỏe mà còn là phương tiện để tương tác và quan tâm chia sẻ giữa các thành viên qua đó có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và giáo dục lối sống lành mạnh cho con cái.

IMG_7158

Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là cung cấp năng lượng cho các thành viên mà nó còn là nơi tạo tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Ảnh: Khánh Tường

Chị Kim Ngọc (39 tuổi, công tác ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) có 2 con, chồng làm trong ngành truyền thông. Trước đây, công việc chị thường xuyên tăng ca, còn chồng giờ giấc thất thường, hay có việc đột xuất, ít về nhà ăn cơm, chị cũng ăn ngoài cho tiện. Con gái học cả ngày nên chị đăng ký luôn suất ăn chiều, bữa trưa chị và con trai ăn tiệm, tối mấy mẹ con cũng ăn đơn giản cho qua bữa. Cả năm nay, con gái đòi mẹ nấu ăn sáng ở nhà mới chịu đi học, con trai cũng than ăn ngoài ngán quá, chị Ngọc quyết định tổ chức lại cuộc sống gia đình. Tranh thủ buổi chiều rước con, chị ghé chợ hoặc siêu thị mua cá thịt, rau nấu cơm tối và dành phần cho bữa sáng, khoảng nửa tiếng là đã có mâm cơm nóng sốt. Sáng chị ăn luôn cùng con gái, trưa chị và con trai con hâm thức ăn dùng tiếp.

Các con chị được mẹ nấu rất thích, ăn nhiều, lên cân, khỏe mạnh. Quan trọng hơn là từ ngày bếp nhà đỏ lửa, chồng chị Ngọc thường về nhà ăn cơm tối, còn tranh thủ đưa con đi chơi. Chị Ngọc đúc kết: “Không khó để duy trì bữa cơm gia đình, chỉ cần mình muốn là sắp xếp được. Mỗi ngày, tiền chợ khoảng140 ngàn đồng là đủ nấu cho cả nhà, trong khi nhiêu đó chỉ vừa đủ cho một bữa cơm tiệm. Nhìn chồng con ăn uống vui vẻ, tôi thấy rất hạnh phúc, càng có động lực để học hỏi nấu ngon hơn”.

Sau một ngày bươn chải, có lẽ ai cũng mong muốn được trở về nhà, ăn bữa cơm với người thân. Anh Thanh Tuấn (chủ cửa hàng kinh doanh trang trí nội thất ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) tâm sự: “Công việc tôi rất bận rộn, từ công ty về nhà khoảng 30 phút nhưng tôi cố gắng sắp xếp về ăn cơm cho vợ con vui. Vợ tôi cũng đi làm vất vả nhưng cô ấy có lòng nấu nướng thì mình phải trân trọng. Nhiều khi chỉ cần gặp con, nghe kể chuyện trường lớp, khoe hình vẽ ngộ ngĩnh là bao mệt nhọc tan biến, ăn cực cũng ngon”. Không chỉ thế, anh Tuấn còn đặt hàng người quen mua đặc sản các vùng miền cho vợ chế biến. Những khi có thời gian, anh còn thay vợ vào bếp, các con xúm xít phụ cha, bữa cơm vì thế cũng “chất lượng” hơn vì gia vị nêm nếm có cả tình yêu thương mọi người dành cho nhau.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp (Gia đình hạnh phúc tiêu biểu ở phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) tâm sự: “Tôi nghĩ bữa cơm gia đình rất quan trọng, không chỉ ăn no, ngon mà còn là dịp để người thân trò chuyện, chia sẻ vui buồn. Từ những câu chuyện trong bữa cơm, vợ chồng tôi hiểu nhau hơn, cùng hợp tác nhỏ to, dạy con cách ăn nói, cư xử. Tôi thường hỏi ý chồng con thích ăn gì để nấu hợp khẩu vị nên bữa cơm lúc nào cũng vui. Hai con gái tôi nấu ăn cũng rất ngon”.

Còn chị Yến Ngọc (33 tuổi, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) được bạn bè ngưỡng mộ bởi vừa đảm đương tốt việc cơ quan mà còn là “chuyên gia nấu nướng”. Vườn nhà rộng nên chị trồng rau, thả vài con gà vừa cho thịt vừa lấy trứng. Hàng xóm hay đi giăng câu nên chị Yến thường đặt hàng cá đồng, tôm, ếch… , vì vậy nhà lúc nào cũng có sẵn nguyên liệu tươi, chỉ cần nổi lửa là có mâm cơm ngon lành. Những ngày cuối tuần, thay vì đi chơi, chị Yến tìm tòi học công thức nấu ăn, thử món mới cả chay lẫn mặn. Có vợ quá khéo tay nên chồng chị ít đi ăn bên ngoài mà chỉ thích cơm vợ nấu, còn hai con gái đi đâu cũng khoe mẹ là “bếp trưởng”.

Những “bữa cơm gia đình đầm ấm” khi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau là hình ảnh bình dị nhưng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Và còn gì tuyệt vời hơn nếu những bữa cơm đó được chọn lựa, nấu nướng bằng sự quan tâm, tình yêu thương của người thân dành cho nhau. Vì thế, hãy hiểu và trân trọng những điều giản dị nhưng ý nghĩa, cùng vun vén bữa cơm gia đình. Nhà yên vui thì bếp mới nồng đượm yêu thương. Và chắc chắn những bữa cơm đầm ấm sẽ mãi đọng lại trong tâm trí mỗi người…

-> Cách chuẩn bị bữa cơm gia đình chỉ với hơn 100.000 đồng

Video: Cần Thơ - Đô thị sông nước đáng sống

Khánh Tường  
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Bán nhà, cõng mẹ bị liệt đi du lịch khắp đất nước
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Tâm sự nữ luật sư: Nhiều gia đình sợ con trai yêu và lấy người làm nghề 'thầy cãi'
Nỗi khổ vợ chồng 'đồng sàng dị mộng'
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Tiết kiệm hơn 300 triệu đồng nhờ tổ chức cưới ở quán ăn nhanh
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Người đàn ông có 4 vợ, 2 bạn gái, quyết sinh 54 con để 'ghi tên vào lịch sử'
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
Kết cục bi thảm từ lần trót mê 'của lạ'
Top 5 món quà làm đẹp hoàn hảo cho phụ nữ ngày 20/10
Lựa chọn quà tặng ngày 20/10 cho bạn gái mới quen
Nghĩa tình hậu ly hôn
Tâm sự của những ông bố có 2 con gái
Xu hướng quà tặng công nghệ cho phụ nữ dịp 20/10
64% cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi về chuyện tiền bạc
Quà tặng sức khỏe Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 ý nghĩa, thiết thực
5 loại hoa tặng phụ nữ ý nghĩa nhất cho ngày 20/10
Xem thêm