Thứ sáu, 26/04/2024 01:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 13/01/2023 11:15

Nước nào có Tết ông Công ông Táo, khác gì so với ở Việt Nam?

Không chỉ Việt Nam mà một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có tục thờ cúng ông Công, ông Táo.

Việt Nam

Theo phong tục truyền thống của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình lại chuẩn bị lễ vật, đồ cúng ông Công, ông Táo. Ngày này còn được người Trung Quốc gọi là Tết Táo quân. Từ xa xưa, người Việt Nam đã quan niệm Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, cuối năm Táo quân sẽ về trời để báo cáo mọi điều tốt xấu với Ngọc Hoàng. Đêm giao thừa, Táo quân mới về trần gian để tiếp tục công việc trông nom bếp lửa gia đình.

ong cong ong tao Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp gồm: Ba mũ ông Công, ông Táo hai mũ ông Táo có cánh rồng, một mũ bà Táo không chuồn chuồn. Ngoài nón lá, các gia đình thường chuẩn bị một mâm muối và các lễ vật khác như bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, nến, lọ hoa, đĩa hoa quả tươi, mâm ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép sống.

Trung Quốc

Tết ông Công ông Táo gần giống với người Việt Nam. Vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần bếp của các gia đình báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm tốt và xấu của mọi người trong một năm.

Người Trung Quốc gọi thần bếp của họ là Táo Vương. Mâm cơm cúng thần bếp của người Hoa gồm có xôi, đường, bánh rán và canh đậu.

Theo quan niệm, Táo Vương của người Hoa chỉ có 1 ông, 1 bà. Họ thường lập bàn thờ trong bếp với tranh hoặc tượng ông Táo, bà Táo.

Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường bôi mật ong lên các bức tranh hoặc tượng Táo Vương. Ở Trung Quốc thay vì cúng cá chép, họ thường cúng nước và một ít cỏ khô, coi đây là thức ăn cho ngựa đưa Táo lên trời.

ong cong ong tao Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc thờ thần bếp vào ngày 29 tháng 12 và gọi thần bếp là Jowangsin. Vào ngày này, người dân xứ sở kim chi dốc sức chuẩn bị một bữa ăn ấm cúng gồm hoa quả và bánh gạo để tỏ lòng thành kính.

Theo truyền thuyết, Jowangsin là một phụ nữ, bà là nữ thần của nước. Sự xuất hiện của bà nhằm giúp các gia đình Hàn Quốc gột rửa mọi điều xui xẻo, đón những điều bình an, tốt đẹp trong năm mới. Vì vậy, người Hàn Quốc thường đặt một cốc nước nhỏ dưới bếp, chiếc cốc này sẽ được những người phụ nữ trong nhà thay thường xuyên vào ngày 1 và 15 hàng tháng.

Singapore

Người Singapore cũng tiến hành lễ cúng thần bếp vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm giống như người Việt Nam. Họ có tục đốt tượng ông Táo để tiễn ông Táo về trời. Cũng giống như trong tín ngưỡng của người Việt, một năm qua ông Táo về Trời để báo cáo với Hoàng đế và mong một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc.

Về mâm cỗ cơ bản khá giống với người Việt Nam nhưng họ phết thêm mật ong, đường, rượu ngọt lên môi ông Táo với mong muốn ông Táo sẽ báo những điều tốt lành.

Nhật Bản

Người Nhật có Daikokuten là vị thần cai quản việc nhà, bếp núc và vận may của gia chủ. Trong quan niệm dân gian Nhật Bản, ông địa là thần hạt, một trong 7 vị thần may mắn.

Vị thần Daikokuten có khuôn mặt to, nụ cười rạng rỡ và thường được sơn màu nâu sẫm. Daikokuten thường mang một chiếc vồ vàng, đây là một chiếc vồ may mắn, mang lại tiền bạc, vị thần thường được miêu tả đang ngồi vo gạo và bị chuột chạy xung quanh trong văn hóa Nhật Bản. Chủ nhà có nhiều thức ăn, chuột biết nên kéo đến “xin ăn”.

Vào đêm giao thừa, tượng Daikokuten sẽ được bán như một vật phẩm may mắn để mang về nhà. Hình ảnh của Daikokuten trước đây đã được mô tả trên tiền giấy của Nhật Bản.

-> Cúng ông Công, ông Táo trước 23 tháng Chạp có được không?

T. Linh (Theo Scienceinfo)  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm