Thứ sáu, 01/11/2024 09:36     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 27/10/2017 19:00

Người phụ nữ 25 năm làm công việc “hầu hạ” cõi âm tào, xác chết

Về Tiên Tân, Duy Tiên, Hà Nam hỏi chị Phạm Thị Bình ai cũng biết bởi đơn giản 25 năm qua người phụ nữ này vẫn từng ngày kiên trì với công việc bốc mộ, khâm liệm tử thi.

25 năm làm nghề bốc mộ, khâm liệm tử thi

Năm nay 35 tuổi nhưng chị Phạm Thị Bình ở thôn Ðại Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã gắn bó với nghề bốc mộ, khâm liệm tử thi được 25 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, chị Bình đã “hầu hạ” được ngót nghét 1000 tử thi. Nhẩm tính sơ sơ, chị Bình vớt hơn 100 tử thi trôi sông và khâm liệm cho gần 100 tử thi trong các vụ tai nạn giao thông, còn số ngôi mộ chính tay chị bốc thì không nhớ hết. Thế nhưng số phận, cuộc đời người phụ nữ này thật trớ trêu thay.

Theo lời kể của chị Bình, cha chị là người làm công việc bốc mộ không công tại địa phương này cũng ngót nghét gần 40 năm. Vì thế năm 13 tuổi, chị Bình đã từng nhiều lần theo cha đi xem bốc mộ.

Trong một lần chị bị trận ốm thập tử nhất sinh tưởng mình không qua khỏi. Nhiều người ác miệng bảo chắc tại người cha làm nghề bốc mộ, ngày ngày tiếp xúc với cõi âm tào địa phủ nên để lại hậu quả cho con cái. Nhưng lạ thay, chị Bình bỗng dưng khỏi bệnh mà không cần uống một viên thuốc nào.

Kể về cơ duyên với cái nghề ít nhiều mang tính tâm linh khiến nhiều người ghê sợ, chị Phạm Thị Bình cho hay, chị "nối nghề" bốc mộ từ người cha của mình trong một lần bất đắc dĩ.

Lần đó, cha chị nhận bốc mộ cho một đám trong làng nhưng tối hôm đó vì say rượu nên không thể làm được.

ba_binh_ha_noi

Hơn 25 năm nay chị Phạm Thị Bình mưu sinh chủ yếu bằng "nghề" bốc mộ, khâm liệm tử thi

Vì cha đã nhận lời với gia đình họ nhưng lại không làm được nên chị phải thay cha đi làm dù lớ ngớ không biết gì. Từ lần đó chị tham gia cùng cha vào công việc mà ít người có thể làm, dần dần rồi chị thành quen, mỗi khi có ai đến nhờ cha đi bốc mộ, chị Bình đi theo và phụ giúp cha. Khi cha qua đời, chị Bình đã quyết định “nối nghiệp” rồi theo miết công việc này cho tới tận bây giờ. Gọi là “nghề” cho oai chứ xã hội có ai công nhận và bảo đây là nghề đâu. Nó như một “duyên, nợ” cứ vận lấy người phụ nữ này.

"Tôi muốn dứt ra cũng chẳng được. Ngoài bốc mộ, tôi còn “kiêm” luôn cả công việc khâm liệm xác chết do tai nạn giao thông, vớt xác chết trôi sông nữa. Ai thuê, nhờ thì tôi làm. Vì hạn chế về sức khỏe, phải gánh vác việc gia đình nên tôi chỉ làm công việc này chủ yếu trong huyện, các huyện lân cận như Kim Bảng, Lý Nhân, Bình Lục... Những nơi xa, người ta có cho xe đến đón thì tôi mới đi được vì mình không có xe máy", chị Bình kể về công việc mình đang làm trong mấy chục năm qua.

Điều đau đáu nhất với chị là vì làm công việc bốc mộ nên gia đình, anh em họ hàng và làng xóm luôn dị nghị, phản đối.

"Họ khuyên ngăn, con gái không nên làm nghề này sau này khó lấy chồng. Nhiều người còn “chửi thề” nói chị bị hâm, gàn dở …này nọ", chị Bình tâm sự.

Ám ảnh đến mất ăn, mất ngủ nhưng quyết không bỏ nghề

Trước sức ép, can ngăn của nhiều người đã không ít lần chị Bình cũng tự nhủ sẽ tìm nghề khác để mưu sinh nhưng dường như đó là ý trời định.

"Trước khi cha nhắm mắt có nói rằng dù có thế nào con cũng không được bỏ công việc này. Nghiệp nhà ta đã thế rồi con ạ. Rồi những khi có đám, gia chủ họ lại đến nhà nài nỉ nhờ giúp đỡ, nghĩ lại lời dặn của cha, tôi lại không muốn làm trái. Thế là tôi lại phải tiếp tục công việc, tai coi như bị “điếc” để bỏ ngoài những lời thiên hạ nhạo báng, kinh bỉ và xa lánh", người phụ nữ buồn rầu chia sẻ.

Chuyện bốc mộ, khâm liệm tử thi chỉ mới nghe cũng đã khiến nhiều người rùng mình, người như chị Bình gan dạ lắm mới theo được nghề nhưng nỗi ám ảnh thì vẫn đeo bám trong từng giấc ngủ của người phụ nữ này.

Chị kể, cách đây hơn 10 năm, chị bốc mộ cho một gia đình ở xã Lam Hạ. Lần ấy gặp phải ngôi mộ hung táng dù đã chục năm nhưng chưa phân hủy. Khi mở nắp quan tài ra, mùi tử khí xốc ngược vào mũi khiến những ai có mặt hôm đó đều hú vía bỏ chạy tán loạn. Hoảng quá, chị Bình chạy bán sống bán chết, thẳng một mạch về nhà sợ đến phát khiếp. Buồn nôn, ớn lạnh, hình ảnh đó ám ảnh cả vào trong giấc ngủ khiến chị nhiều ngày không ăn được cơm.

"Sau sự việc lần đó, tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ công việc này nhưng rồi lại thôi", chị Bình cho hay.

chi_binh_boc_mo

Mang cái "nghiệp" vào thân khiến người phụ nữ chịu nhiều tủi hờn, dị nghị

Chị Bình cho biết, vào dịp từ độ tháng 10 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, người ta thường hay chọn ngày giờ đẹp để sang cất mồ mả. Có ngày chị phải “tiếp” đến 7 - 8 đám. Có lần bị lên cơn sốt, làm xong cho đám nọ chưa kịp nghỉ ngơi lại có nhà khác đến nhờ. Thế nhưng chị phải gắng gượng giúp họ, giờ nghĩ lại chị như không tin vào sức chịu đựng của mình.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề mà ít ai dám làm nhưng hoàn cảnh của mẹ con chị thật khiến người nghe ái ngại.

Hỏi về cuộc sống hiện tại của, chị Bình mở lòng, "gia đình chỉ có vài sào ruộng, không có nghề phụ. Thi thoảng cũng chăm nom được con lợn, con gà nhưng lấy đâu ra dư giả. Lại phải lo cho con cái ăn học nữa. Được cái mình ít ốm đau bệnh tật, có chăng chỉ bị cảm cúm một vài hôm rồi khỏi".

"Người ta cứ mỉa mai tôi làm cái nghề này “hốt bạc” của thiên hạ. Ngẫm mà tủi thân. Đêm hôm rét mướt, người ta chui vào trong chăn ấm, mình lại lủi thủi, lọ mọ ngoài nghĩa trang hưu quạnh và lạnh lẽo. Xong việc, tùy tâm của gia chủ, tôi không đòi hỏi công cán. Gia đình nào khó khăn quá tôi không lấy tiền của họ. Coi như làm phúc cho con cháu về sau" - chị Bình chia sẻ thêm.

Hoàn cảnh của chị thì ai cũng thấy rõ nhưng ít ai biết rằng trong sâu thẳm tâm hồn của người phụ nữ này luôn chất chứa một nỗi buồn tình duyên mà ít người hiểu được.

Chị Bình trầm buồn tâm sự, hồi trẻ, chị cũng muốn tìm cho mình một bến đỗ, một bờ vai nương tựa như bao người con gái khác. Nhưng nghĩ lại, làm nghề bốc mộ, khâm liệm tử thi có hay ho gì đâu mà đòi lấy chồng. Từng có nhiều người đến với chị, nhưng chị không xây dựng gia đình sau "quá lứa" nên đành ở vậy. Hiện tại chị Bình sống cùng con gái mà theo lời kể của chị đó là do chị “xin” người ta.

"Cũng may có nó mà cuộc sống đỡ phần cô đơn hơn!. Âu cũng là số phận", người phụ nữ thở dài.

Cuộc sống là vậy, tủi hờn cũng đã nếm trải nhiều nhưng khi được hỏi liệu chị có từ bỏ công việc hiện tại hay không chị Bình vẫn vui vẻ cho biết: "Người tính không bằng trời tính chú à, còn sức khỏe tôi còn làm công việc này".

Hà Long  
Mẹ bé Hải An hiến giác mạc cứu người: '6 năm trôi qua nhưng luôn cảm thấy con bên mình'
Gia đình Việt Nam đoạt giải B tại Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng TP. Cần Thơ năm 2024
Bé gái 9 tuổi đoạt giải nhiếp ảnh gia thế giới
Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình
Bắc Bộ chuẩn bị đón không khí lạnh tăng cường, có nơi dưới 15 độ C
'Vua ramen' ăn hơn 10.000 gói mì trong 30 năm
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 31/10/2024
Người khôn ngoan chia sẻ 3 điều và tuyệt đối không tiết lộ 5 thứ khi dùng mạng xã hội
Phố Hàng Mã - Hà Nội ngập tràn đồ hóa trang Halloween
Đâu là bạn đồng hành cùng người lao động vượt qua sự khắc nghiệt nơi công trường?
Tân Hiệp Phát cùng Tỉnh đoàn Bình Dương trao 200 suất học bổng cho trẻ em khó khăn trên địa bàn
Bão lớn nhấn chìm thủ phủ đào Tết, người dân xót xa xuống đồng gom cây khô để đốt
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 30/10/2024
Cứu sống bệnh nhân đa chấn thương, gãy nhiều xương sườn do tai nạn lao động
Cứu thai phụ 30 tuổi sốc mất máu do vỡ thai ngoài tử cung
Người dân Hà Nội mặc áo ấm đón gió lạnh đầu mùa
Chuyến bay Vietjet khởi hành sớm chuyển trái tim cứu sống nam thanh niên
Cuộc sống ở ngôi làng lạnh nhất thế giới, nhiệt độ xuống tới âm 71 độ C
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 29/10/2024
Không khí lạnh Hà Nội kéo dài bao lâu?
Xem thêm