Chủ nhật, 19/05/2024 12:27
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Trong 2 ngày mùng 8 - 9 tháng Giêng năm 2024 tại sân vận động xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã diễn ra Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày.

Lễ hội Lồng Tồng – ngày hội cầu mùa của người Tày

Thượng Bằng La - Theo tiếng Tày của huyện Văn Chấn có nghĩa là lòng thung rộng, bằng phẳng ở trên cao. Với diện tích lên tới trên 950.000m2 nằm ở bên này trên đường đèo Lũng Lô, trên đường lên Tây Bắc từng được nhắc đến như một huyền thoại trên chiến dịch Điện Biên Phủ, những ngày đêm gian khổ mà vẫn phơi phới một niềm tin chiến thắng:

"Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát

Dù bom đạn xương tan thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…"

deo

Ngày nay vùng đất này có thêm nhiều anh em đồng bào khác chung sống như Kinh, Mường, Dao, Thái... nhưng dân tộc Tày vẫn chiếm đa số với hai dòng họ chính là họ Hà và họ Hoàng.

Cùng với nhịp độ phát triển chung của đất nước Thượng Bằng La hôm nay cũng có nhiều khởi sắc.

Cuộc sống dẫu nhiều đổi thay song nếp sinh hoạt của con người nơi đây vẫn còn giữ được những nét xưa thuần pháp của cư dân nông nghiệp với nghề canh tác lúa nước và trồng trọt nương vườn.

Ngoài ra, đồng bào Tày còn có nhiều truyền thống độc đáo vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa hàm chứa giá trị nhân văn sâu sắc được gìn giữ qua nhiều thế hệ và tiếp tục được phát huy đến ngày nay.

Đặc biệt Lễ hội Lồng Tồng - Theo tiếng Tày nghĩa là hội cầu mùa, được tổ chức vào đầu mùa Xuân để tạ ơn trời đất, thần linh, cầu xin che chở cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, no ấm, vạn vật sinh sôi. Lễ hội không chỉ là một hoạt động văn hóa tâm linh, mà còn là một dạng thức văn hóa nguyên hợp phản ánh ước muốn của cộng đồng về cuộc sống tốt đẹp nhân dịp đầu Xuân mới.

Empty

Lễ hội Lồng Tồng - Ngày hội cầu mùa tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Lễ hội Lồng Tồng ở xã Thượng Bằng La

Lễ hội Lồng Tồng 2024 diễn ra nhiều hoạt động phong phú, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.

Empty

Một trong những hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Cầu mùa ở Thượng Bằng La là hội xòe then với 7 điệu xòe chính thường gọi là Dậm thuông. Trong giai điệu thanh tao, nhịp nhàng của cây đàn tính, người người nắm tay nhau nối thành vòng lớn, vòng nhỏ cùng bước, cùng nhảy theo tiếng nhạc, tiếng khắp.

Với những động tác khoan thai, uyển chuyển, mỗi điệu múa là một hình ảnh được hình tượng hóa một động tác lao động sản xuất hàng ngày. Vòng xòe càng lúc càng lớn, thể hiện tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em.

chi Huong

Chị Hà Thị Hương Giang (sinh năm 1980) - Chi hội Trưởng chi hội Phụ nữ của thôn trung tâm xã Thượng Bằng La cho biết: Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và Phần hội.

Phần lễ được diễn ra vào lúc 8h sáng ngày mùng 9 tháng Giêng. Mở đầu là những tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới và đặc biệt là tiết mục múa hát then mang đậm bản sắc dân tộc của người Thượng Bằng La.

Sau đó đến phần rước lễ của các thôn bao gồm 15 thôn, mỗi thôn đều có một mâm lễ cúng như gà, đầu lợn, đầu trâu, lợn quay hay xôi ngũ sắc và một số món ăn khác mang đậm bản sắc dân tộc của người Tày Thượng Bằng La.

Empty

Ý nghĩa của việc rước cỗ là để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Tiếp nối phần rước lễ của các thôn là phần đại xòe dậm thuông với 6 điệu dậm cổ, có mặt của 750 nghìn nghệ nhân trong xã và 150 em học sinh được diễn ra trong 90 phút vô cùng hoành tráng. Những chàng trai, cô gái người Tày, Dao... trong trang phục truyền thống dân tộc rực rỡ sắc màu cùng nhau múa hát, biểu diễn những tiết mục đặc sắc nhất của dân tộc mình.

1
Empty

Phần hội bao gồm rất nhiều hoạt động, giao lưu văn nghệ của 15 thôn trong xã được tổ chức rất hoành tráng, những tiết mục văn nghệ mừng Đảng mừng xuân và không thể thiếu những tiết mục mang đậm tính chất vùng miền như: kéo co, đẩy gậy, ném còn, đi khà kheo hay bóng chuyền…

Empty

Trò chơi ném còn đậm bản sắc dân tộc Tày người Thượng Bằng La

Lễ hội Lồng Tồng ở mỗi nơi, mỗi vùng khác nhau, ở Thượng Bằng La có những nét đặc biệt riêng bởi về với lễ hội các du khách phương xa sẽ được xem những điệu dậm thuông với 6 điệu dậm cổ mà chỉ người Tày xã Thượng Bằng La mới có. Không những vậy, các du khách còn được mời vào vòng dậm cùng cách nghệ nhân trong vòng xòe.

Empty
Empty

Người dự lễ hội còn được xem màn rước lễ của các thôn vô cùng độc đáo, đặc biệt có 3 mâm lễ hướng về 3 hướng của ngọn núi, núi Tè, núi Hán và núi bản Rin với ý nghĩa cúng thần linh 3 ngọn núi cầu cho dân khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài ra, tại lễ hội còn có những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc Thượng Bằng La.

Empty
Empty
Empty

Lễ hội Lồng Tồng thu hút đông đảo du khách đến du xuân đầu năm và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc bởi sự nhiệt tình, vui vẻ, phấn khởi của các nghệ nhân cao tuổi. Những cụ 80 và những em bé mầm non đều hăng say trong những điệu dậm, thể hiện bản sắc dân tộc mình.

Empty

Lễ hội Lồng Tồng là nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, là nơi tôn vinh văn hóa, phản ánh tâm tư nguyện vọng người Tày với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm mới nhiều tốt lành.

-> Hàng vạn du khách đội mưa dự khai hội Chùa Hương năm 2024

Hoàng Ly  
Kiểm soát huyết áp bằng 5 đồ uống buổi sáng
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
40 đa dục đại sự sẽ mất, 50 đa tình gà chó không yên
Vợ đảm giữ gìn hạnh phúc nhờ những bữa ăn ngon
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như
Bắt con xin lỗi ngay khi làm sai, cha mẹ không hay biết đang tạo thói quen nguy hiểm cho trẻ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội
Xem thêm