Thứ sáu, 17/05/2024 13:08
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine

"Kiểm soát lỏng lẻo sẽ bùng phát lây lan đa nguồn, đa chủng Covid-19"

"Việc chống dịch hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy rất nhiều vấn đề khó khăn phức tạp mà Hà Nội và các các địa phương khác cần rút ra bài học và có ứng phó kịp thời", PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung nói.
Nguyen-viet-nhung01 (3)

Tình hình dịch Covid -19 tại TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội trong những ngày vừa qua diễn biến rất phức tạp khi số lượng ca nhiễm mới tăng nhanh, xuất hiện nhiều ổ dịch có nguồn lây khác nhau.

Đặc biệt, một số trường hợp bệnh nhân mắc Covid - 19 không rõ nguồn lây khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch bệnh hiện nay tại Hà Nội và một số địa phương khác.

Nguyen-viet-nhung01 (6)

Trao đổi với Gia đình Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương nhận định nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid - 19 tại TP. Hà Nội hiện nay rất lớn bởi có thể lây nhiễm đa nguồn, đa ổ tại cộng đồng do một số biến chủng như chủng Delta có tốc độ lây nhiễm rất nhanh.

"Hiện nay, Hà Nội có địa bàn rộng, dân số đông và sự giao lưu lớn nên nếu để lây lan đa ổ, đa nguồn, đa chủng mà không kiểm soát tốt thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn" - PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung cảnh báo.

Empty

Theo chuyên gia y tế này, các địa phương khác trong đó có TP. Hà Nội cần phải rút bài học kinh nghiệm từ TP. Hồ Chí Minh trong việc sử dụng, điều phối nguồn lực y tế một cách hợp lý nhất để tránh bị động.

"Việc chống dịch hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy rất nhiều vấn đề khó khăn phức tạp mà Hà Nội và các các địa phương khác cần rút ra bài học và có ứng phó kịp thời", PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung nói.

Cùng với đó, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung cho rằng tại TP. Hồ Chí Minh vừa qua đã có tình trạng quá tải của hệ thống bệnh viện do số lượng F0 tăng nhanh, việc quản lý, sử dụng nguồn lực y tế như trước đây không còn phù hợp, cần áp dụng thực hiện thí điểm việc theo dõi và cách ly F0 ngoài bệnh viện bao gồm ở nhà nếu đủ điều kiện, các khu tập trung, khách sạn theo Công văn số 5599/BYT-MT mới đây của Bộ Y tế.

Empty
Empty

Đối với các địa phương cũng nên thực hiện thí điểm ngay từ bây giờ. "Thí điểm có nghĩa là đang hoàn thiện quy trình để tìm ra biện pháp an toàn và hiệu quả. Khi đã an toàn và hiệu quả rồi sẽ áp dụng triển khai trên diện rộng trong tình hình dịch bệnh xấu hơn nữa", PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung nói.

Nguyen-viet-nhung01 (4)

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay, ông cho rằng các địa phương không nên có tư tưởng chủ quan và suy nghĩ sai lầm rằng còn nhiều giường bệnh và khu vực cách ly tập trung sẽ dẫn đến sai lầm trong công tác phòng chống dịch bệnh.

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung cho rằng, cần phải đặc biệt chú trọng vai trò của hệ thống tế dự phòng tức là hệ thống CDC các tuyến. Trong đó, khuyến khích thực hiện xét nghiệm trong cộng đồng cho người dân.

Nguyen-viet-nhung01 (2)

Đặc biệt là những khu vực đang phong tỏa, khu vực đã có nhiều ca bệnh để chủ động phát hiện nguồn bệnh, nhất là nguồn bệnh có số lượng virus cao, khả năng lây lan lớn.

Chuyên gia y tế này chỉ ra rằng, thực tiễn cho thấy có thể giao cho đội ngũ y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế tư nhân cùng chính quyền và các ban ngành đoàn thể kết hợp nguồn lực sẵn có của người dân để quản lý và theo dõi các F0 ngoài bệnh viện rất hiệu quả.

Trong khi đó, hệ thống bệnh viện chỉ cần chịu trách nhiệm cho khoảng 16% bệnh nhân thực sự từ mức độ trung bình, nặng và nguy kịch thì mới đáp ứng được yêu cầu giảm biến chứng giảm tử vong cho người bệnh.

Nguyen-viet-nhung01 (7)

Đặc biệt, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung cảnh báo các địa phương cần tăng cường công tác quản lý, kiểm soát người đi từ vùng dịch về bởi trên thực tế vẫn có chỗ thực hiện rất lỏng lẻo dẫn đến bỏ sót nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

"Tất cả các dữ liệu khai báo y tế cả đường hàng không hoặc đường bộ cần phải được cập nhật thường xuyên và chuyển cho CDC tỉnh, thành phố để gửi đến hệ thống tuyến dưới như quận huyện, phường xã... để kịp thời xử lý, không bỏ sót", PGS. TS Nguyễn Viết Nhung khuyến cáo.

Nguyen-viet-nhung01 (5)

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, khi chính quyền địa phương có quyết định thực hiện giãn cách xã hội thì người dân cần có ý thức tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì mới mang lại hiệu quả.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Bài: Hải Nam - Đồ họa: Việt Hùng  
5 lời khuyên của chuyên gia kinh tế: Chọn vợ chồng khôn ngoan, 30 tuổi mới sinh con
Trời nắng nóng, làm gì để tránh nổ lốp ô tô?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
Xuyên rừng Pù Mát xem
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
“Vây cá mập” trên nóc ô tô dùng để làm gì?
Tình phí hẹn hò:
Uống nước mía có tăng cân không?
Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con
Xem thêm