Thứ hai, 20/05/2024 07:19
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 07/04/2020 10:30

Hãy dành thời gian hiếm hoi này để kết nối gia đình, bạn bè, hàng xóm

Chia sẻ về đại dịch COVID-19, trợ lý giáo sư khoa học Aisha S.Ahmad cho rằng, đây là thời gian hiếm hoi để kết nối gia đình, bạn bè, hàng xóm.

Trước cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn biến phức tạp, phần lớn mọi người đều có một phản ứng chung: cố gắng chiến đấu để giữ nhịp sống hối hả thường ngày bằng cách tham gia các khóa hoc trực tuyến, duy trì lịch trình làm việc nghiêm ngặt. Ai cũng hy vọng duy trì thói quen này trong một thời gian ngắn nữa thôi, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên, với một người có kinh nghiệm đối phó với các cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới như trợ lý giáo sư khoa học Aisha S.Ahmad, cô cho rằng thảm họa toàn cầu làm thay đổi thế giới, và đại dịch này rất giống với một cuộc chiến lớn. Ngay cả khi chúng ta chịu đựng cuộc khủng hoảng Covid-19 trong vòng vài tháng, dư âm của đại dịch này sẽ theo chúng ta trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Nó sẽ thay đổi cách chúng ta di chuyển, xây dựng, học hỏi và kết nối.

Đơn giản là không có cách nào để cuộc sống tiếp tục như thể điều này chưa từng xảy ra. Vì vậy, thật sai lầm khi lao vào công việc một cách điên cuồng lúc này. Thay vào đó, mọi người nên chuẩn bị tinh thần để đón nhận một sự thay đổi mới sau đại dịch.

thay doi sau dai dich Covid-19 Giadinhvietnam (2)

Aisha S.Ahmad

Aisha S. Ahmad nói: “Tôi đã được các đồng nghiệp trên khắp thế giới yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm thích nghi với điều kiện khủng hoảng. Tất nhiên, tôi chỉ là một con người, vật lộn như mọi người khác để thích nghi với đại dịch. Tuy nhiên, tôi đã làm việc và sống trong điều kiện chiến tranh, xung đột bạo lực, nghèo đói và thảm họa ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi đã trải qua tình trạng thiếu lương thực và bùng phát dịch bệnh, cũng như thời gian cách ly xã hội lâu dài, hạn chế di chuyển.

Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm được đúc kết trong khoảng thời gian tôi phải thích nghi với điều kiện khó khăn”.

Vài tuần đầu tiên trong một cuộc khủng hoảng rất quan trọng. Bạn nên dành thời gian để tìm cách thích nghi với hoàn cảnh. Ở giai đoạn này, chúng ta nên tập trung vào gia đình, bạn bè và việc rèn luyện sức khỏe.

Hãy tập trung cao độ vào thể chất và tâm lý của bạn. Ưu tiên hàng đầu của bạn trong giai đoạn đầu này là bảo vệ gia đình. Nếu bạn có người thân là nhân viên cấp cứu hoặc nhân viên thiết yếu như y tá, bác sĩ, hãy truyền năng lượng tích cực và hỗ trợ họ mọi lúc có thể.

thay doi sau dai dich Covid-19 Giadinhvietnam (1)

Thế giới sẽ có nhiều điều thay đổi sau đại dịch Covid-19.

Hãy dành thời gian hiếm hoi này để kết nối với gia đình, bạn bè, hàng xóm. Bạn cần xây dựng tinh thần đồng đội vững chắc để cả gia đình có khả năng đương đầu với đại dịch Covid-19.

Một khi bạn đã bảo đảm được bản thân và gia đình có một tinh thần tốt, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống ổn định hơn.

Hãy xây dựng một lịch trình hàng tuần cho gia đình, thực hiện các nhiệm vụ dễ dàng trước tiên như dậy sớm, tập yoga đến việc học tập, làm việc.

Mọi thứ sẽ bắt đầu đi vào quỹ đạo. Công việc cũng sẽ có ý nghĩa hơn, và bạn sẽ thoải mái hơn về những gì đang thay đổi. Những ý tưởng mới sẽ xuất hiện, hiệu quả công việc sẽ tăng lên nhiều so với trước.

Hãy hiểu rằng khoảng thời gian đang cách ly này giống như một cuộc chạy marathon. Nếu bạn chạy nước rút ngay điểm xuất phát, bạn sẽ sớm đuối sức. Chuẩn bị tinh thần cho cuộc khủng hoảng này là điều cần thiết.

Không ai trong chúng ta biết đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài bao lâu. Sự không chắc chắn đang khiến tất cả chúng ta phát điên.

Tất nhiên, sẽ có một ngày đại dịch kết thúc. Chúng ta sẽ được ôm bạn bè, người thân của mình. Chúng ta sẽ trở lại lớp học, nơi làm việc. Biên giới cuối cùng sẽ mở lại để di chuyển tự do hơn. Nền kinh tế của chúng ta một ngày nào đó sẽ phục hồi từ cuộc suy thoái vì dịch bệnh.

-> Dịch Covid-19 thực sự dạy chúng ta điều gì?

Thùy Linh (Theo Chronicle)  
Con gái lớp 8 có người yêu, nghĩ về quá khứ mẹ giật mình lo sợ
Vợ đảm giữ gìn hạnh phúc nhờ những bữa ăn ngon
Bắt con xin lỗi ngay khi làm sai, cha mẹ không hay biết đang tạo thói quen nguy hiểm cho trẻ
5 lời khuyên của chuyên gia kinh tế: Chọn vợ chồng khôn ngoan, 30 tuổi mới sinh con
Tình phí hẹn hò: 'Cưa đôi' hay bạn trai trả?
Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con
Chia tay mối tình 3 năm vì sợ con sau này... “nấm lùn”
'Kỳ phùng địch thủ' trên sân nhưng Messi và Ronaldo lại chung cách dạy con
'Chết sững” khi đọc mẩu giấy vụn trong phòng con trai
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
8 sai lầm trong giao tiếp 'hủy hoại' một mối quan hệ
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
Quay 'cảnh nóng' làm kỷ niệm: 'Quả bom nổ chậm' cho thiên hạ mỉa mai
Cặp đôi Việt - Nhật chia sẻ bí quyết tương hợp
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5
Đánh ghen, quay clip tung lên mạng: Phút bốc đồng biến mình thành 'kẻ khờ'
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
Xem thêm