Thứ bảy, 27/04/2024 17:52
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 26/07/2021 07:30

F0 và F1 cần chuẩn bị 3 điều để cách ly tại nhà hiệu quả

Chuyên gia y tế cho rằng, các trường hợp F1, F0 cách ly y tế tại nhà để theo dõi tình trạng bệnh cần chuẩn bị 3 điều này thật tốt để quá trình điều trị và phòng dịch hiệu quả.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 cùng khả năng lây nhiễm nhanh của chủng virus mới SARS-CoV-2 trên diện rộng, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cách ly tại nhà đối với F1, F0.

Giải pháp này nhằm chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại các cơ sở cách ly y tế tập trung.

Empty

Tổ chức cách ly tại nhà đối với F1, F0 để phòng chống dịch và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại các cơ sở cách ly y tế tập trung

Chia sẻ về vấn đề này, Bác sĩ chuyên khoa II Lâm Hiếu Minh - Đơn vị Tâm lý Lâm Sàng - Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết: F1, F0 được cách ly và điều trị tại nhà, tâm lý chung sẽ có buồn, lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên chúng ta cần giữ cho sức khỏe tinh thần khỏe khoắn, thoải mái để hỗ trợ tăng đề kháng, giúp cơ thể mau khỏi bệnh.

Để giúp tâm lý, tinh thần người bệnh được thoải mái, Bác sĩ Lâm Hiếu Minh khuyên bệnh nhân cần chú ý 3 yếu tố về sinh học, tâm lý và xã hội. Sự phối hợp hỗ trợ 3 yếu tố trên giúp các F1, F0 lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn.

Sinh học

Người bệnh, người cách ly tại nhà cần chú ý duy trì nhịp sinh học đều đặn như thường thường. Khi phá vỡ nhịp sinh học thường ngày bằng các thói quen thức khuya, dậy muộn có thể dẫn đến stress. Nếu thường ngày lịch sinh hoạt thức dậy, đi vệ sinh, ăn uống tắm rửa giờ nào thì cần duy trì như vậy.

Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn y tế dành cho bệnh nhân F0, F1 để đảm bảo khỏe về mặt sinh học như uống đủ nước, bổ sung dung dịch bù nước, vitamin C, ăn uống đa dạng đảm bảo dinh dưỡng.

Cố gắng vận động trong nhà, duy trì các bài tập nhẹ nhàng sáng 30 phút, chiều 30 phút. Khi vận động, cơ thể sẽ tiết ra các chất có lợi có lợi cho tinh thần, giữ nhịp vận động.

Xã hội

Tuy bị cách ly tại nhà nhưng người bệnh tùy theo sức khỏe nên có sự tương tác xã hội với những người xung quanh. Nên kết nối với người thân, bạn bè để có các cuộc gọi online trao đổi thông tin, giúp cơ thể giải tỏa các vấn đề của bản thân và duy trì sự kết nối giúp tinh thần tốt hơn.

Với các F1 cách ly nếu vẫn còn công việc để duy trì làm từ xa, làm online thì càng tốt.

Tâm lý

Empty

Một gia đình F1 đang cách ly tại nhà sau khi hết thời gian cách ly tập trung (Ảnh minh họa)

Để giữ tâm lý thoải mái lạc quan, giảm lo âu vượt qua bệnh tật cần lên lịch xây dựng các hoạt động tinh thần, tách sự chú ý của bản thân vào bệnh tật.

Các F0 nhẹ, F1 cách ly tại nhà ngoài các hoạt động chăm sóc cơ thể, có thể lên lịch làm các việc nhẹ nhàng thư giãn như đọc sách, trồng cây, tưới nước, chăm hoa... để thư giãn tinh thần.

Ngoài ra quan trọng nhất để giữ tâm lý khỏe là phải ngủ đủ giấc. Nên vận động nhẹ nhàng 2 tiếng trước khi ngủ, tắm nước ấm hoặc thư giãn để dễ ngủ. Đặc biệt nên tắt các thiết bị điện tử như điện thoại, iPad trước khi đi ngủ 30 phút đến một tiếng.

“Nằm trên giường xem, nghe, đọc các tin tức về dịch bệnh hay các thông tin khác xong thả điện thoại, iPad lại đi ngủ, các thông tin này sẽ len lỏi vào giấc ngủ khiến người bệnh mộng mị, không sâu giấc, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, lừ đừ", bác sĩ Minh chia sẻ.

Theo bác sĩ Minh, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần người bệnh Covid-19, do đó trong trường hợp không ngủ được, mất ngủ nhiều ngày cần liên hệ ngay nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Ngoài ra đối với trẻ em cách ly tại nhà, cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để trẻ vận động, tránh việc sử dụng thiết bị điện tử quá lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước tình trạng lây lan nhanh của dịch bệnh, Bác sĩ Minh khuyến cáo các trường hợp F1, F0 khi cách ly tại nhà cần chuẩn bị một tâm lý tốt và tinh thần thoải mái để phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, lưu ý và tuân thủ các yêu cầu cách ly y tế tại nhà để an toàn phòng dịch do Bộ Y tế đưa ra.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thúy Ngà  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm