Thứ ba, 13/05/2025 15:17     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 03/09/2022 07:13

Dịch chồng dịch, hoang mang bị sốt không biết mắc bệnh gì

Sốt xuất huyết, cúm A, Covid-19 liên tục bùng phát với nhiều triệu chứng giống nhau khiến người dân hoang mang, không xác định đúng loại dịch bệnh dẫn đến bệnh chuyển nặng, thậm chí tử vong.

Chị N.T.L (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào tháng 3 vừa qua - giai đoạn đỉnh dịch Covid-19 tại Hà Nội, chị cũng giống như nhiều người khác trở thành F0.

Covid-19 khiến chị L. phải chật vật chống chọi với những trận sốt 39 - 40 độ gần một tuần lễ.

5 tháng sau, với cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, chị L. lại nhận "cú đánh bồi" từ cúm A.

"Lần này tôi còn bị nặng hơn hồi mắc Covid-19", chị . vừa nói vừa thở dốc, "Ban đầu tôi cảm thấy bị sốt và rét run, đau buốt xương và nhức người. Đinh ninh rằng mình bị tái nhiễm Covid-19 chủng mới nhưng đến khi làm test nhanh tại nhà lại cho kết quả âm tính SARS-CoV-2. Sốt 39 - 40 độ C. Tuy nhiên, uống thuốc hạ sốt lại không hề giảm, tôi hoang mang cực độ vì không biết mình đang mắc bệnh gì".

Chỉ trong vòng 7 tiếng đồng hồ, chị L. từ một người khỏe mạnh phải nhập viện cấp cứu vì sốt cao.

"Bác sĩ cho biết tôi bị Cúm A, may tôi được cấp cứu kịp thời không thì không biết mọi chuyện sẽ ra sao", chị L. chia sẻ.

Tương tự, anh Đ.H (46 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) bị sốt cao từ 39-40 độ C trong 2 ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ chỉ giảm nhẹ, không thể cắt sốt hoàn toàn. Ngoài triệu chứng sốt, anh H chỉ cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn ăn uống gì nên người nhà nghĩ rằng, anh mắc COVID-19 lần 2 nên tiếp tục tự điều trị tại nhà. Ngày thứ 4, anh H đau đầu liên tục, không chịu nổi phải đến bệnh viện xét nghiệm thì bác sĩ cho biết, anh H mắc sốt xuất huyết Dengue 1, tiểu cầu giảm mạnh.

Sau khi được điều trị 1 tuần tại bệnh viện, anh H đã khỏe mạnh xuất viện. "Cũng may tôi vào viện kịp thời, nếu không bệnh đã chuyển biến nặng hơn nữa. Vì ở nhà không nghĩ đến mắc sốt xuất huyết nên chủ quan không đi viện", anh H nói.

sot-xuat-huyet-7786

Nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng do không xác định đúng loại bệnh (Ảnh minh họa)

Tại một số cơ sở điều trị bệnh nhiệt đới, số ca bệnh nhập viện có xu hướng gia tăng, đáng chú ý, có nhiều ca bệnh nặng.

Theo TS.BS Thân Mạnh Hùng - Phó trưởng Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết, mỗi ngày tiếp nhận từ 3-6 ca nặng từ tuyến dưới chuyển lên.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ 38 tuổi, khi vào viện đã là ngày thứ 4 của bệnh, rất nặng, suy hô hấp, phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu.

Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân có tiến triển, qua giai đoạn nguy hiểm, sức khỏe tương đối ổn định, đang dần được cai thở máy, cai thuốc an thần. Nếu tiến triển tốt có thể sớm rút ống nội khí quản cho bệnh nhân.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam vào viện trong tình trạng tiểu cầu rất thấp, bệnh đã ở ngày thứ 6, có tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng.

Bệnh nhân khó thở, được hỗ trợ thở ôxy kính 3 lít/1 phút. Đến nay, dấu hiệu hô hấp tạm ổn, tuy nhiên, hiện tượng tràn dịch màng phổi vẫn gây khó chịu cho người bệnh, bệnh nhân chướng bụng và có phản xạ ho.

"Khi vào viện, tiểu cầu của bệnh nhân này giảm mạnh chỉ còn 6 G/L, chúng tôi đã tiến hành truyền tiểu cầu cho bệnh nhân. Hôm nay là ngày thứ 8 của bệnh sốt xuất huyết, tiểu cầu đã dần tăng lên 18 G/L. Thông thường, bắt đầu từ ngày thứ 8, thứ 9 trở đi là giai đoạn tái hấp thu dịch, hy vọng 1 -2 ngày nữa, tình trạng người bệnh sẽ cải thiện tốt hơn"- BS Hùng cho hay.

dich chong dichh

Số bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng, nhiều ca bệnh nặng (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ, trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta cùng lúc phải đối mặt với 3 loại dịch bệnh (sốt xuất huyết, cúm A, COVID-19), người dân đôi khi chưa đánh giá đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh.

"3 bệnh này đều có đặc điểm chung là sốt, nên khi bị sốt, bệnh nhân rất mơ hồ không biết mắc bệnh gì", bác sĩ Hùng cho hay.

Vị bác sĩ cho hay, với cúm và COVID-19 là bệnh lây qua đường hô hấp, thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng ở đường hô hấp như ho, đau họng, chảy mũi, hắt hơi...

Còn với bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây qua muỗi đốt, lây qua đường máu nên hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp trong giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào một yếu tố đó thì không đủ để phân định được 3 bệnh lý trên.

"Chúng tôi khuyến cáo người dân khi có triệu chứng sốt, đau mỏi… nên đến cơ sở y tế khám để xác định căn nguyên bệnh, từ đó có theo dõi phù hợp, tránh trường hợp biến chứng nặng, điều trị khó khăn" , bác sĩ Hùng cảnh báo.

Kim Ngân  
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Xem thêm