Cách chọn dao làm bếp phù hợp với công tác nội trợ của từng gia đình
Bộ dao làm bếp là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc chọn mua dao chất lượng tốt, sử dụng và bảo quản đúng cách sẽ giúp chúng ta kéo dài thời gian sử dụng lên tới cả chục năm.
Cách chọn dao làm bếp phù hợp với từng gia đình
Mỗi loại dao có công dụng riêng biệt và lựa chọn đúng loại dao cần dùng giúp đảm bảo an toàn, phòng tránh những tình huống không may trong quá trình sử dụng, đồng thời còn giúp việc cắt gọt trở nên dễ dàng.
Phân loại dao làm bếp
• Dao đầu bếp: Loại dao này có lưỡi dài, bề ngang rộng, thon dần về phía mũi, lưỡi khá dày và tay cầm rộng. Dao đầu bếp vẫn được dùng cho việc cắt gọt rau, củ. Đây là loại dao khá tiện dụng để cắt mọi thứ nhưng phù hợp nhất vẫn là trái cây và rau xanh. Chúng cũng là một trong những loại dao quan trọng và linh hoạt nhất cho công việc bếp núc.
• Dao đa năng: Có khả năng đáp ứng cho mọi mục đích sử dụng. Dao đa năng có lưỡi cứng, dài từ 15cm đến 20cm, hình dạng tương tự như dao đầu bếp nhưng hẹp hơn. Chúng cũng được dùng để cắt trái cây, rau xanh và các loại thịt gia cầm.
• Dao lạng thịt phi lê: Đây là loại dao có lưỡi mỏng và độ dài xấp xỉ 20cm. Chức năng chính của chúng là dùng để lạng lấy phần phi lê thịt cá. Khả năng linh hoạt của chiếc dao này cho phép người nấu lạng xung quanh phần xương cá và dễ dàng cắt bỏ phần da cá ở mặt ngoài của miếng thịt phi lê.
• Dao róc xương: Phần lưỡi một chiếc dao róc xương thường mỏng với độ dài từ 13cm đến 18cm. Mặc dù lưỡi dao không dày nhưng lại khá cứng. Không giống như dao đầu bếp với phần chuôi thường dùng để chặt, thái, ở dao chặt xương phần mũi dao sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. Ngoài chức năng chính là dùng để lọc phần xương của các loại gia cầm hay thịt bò, heo, loại dao này còn có thể dùng để thái thịt.
• Dao gọt: Với lưỡi dao nhỏ, nhẹ, kích thước chỉ từ 5cm đến 8cm, dao gọt vẫn được dùng chủ yếu cho việc cắt gọt những loại thực phẩm nguội, lạnh. Kích thước nhỏ bé khiến việc điều khiển dao khá dễ dàng khi cắt gọt những phần thực phẩm nhỏ hoặc khi thái nhỏ thức ăn.
• Dao cắt bánh mì: Khá duyên dáng với phần lưỡi răng cưa, một chiếc dao cắt bánh mì có độ dài khoảng 30cm và được dùng để cắt mọi loại bánh mì. Những chiếc răng cưa trên dao giúp cho việc cắt phần vỏ bánh giòn tan thành những mẩu bánh mì bé xíu mà không làm nát vụn ổ bánh. Chúng còn giúp bạn tạo hình răng cưa cho thực phẩm.
• Dao gọt vỏ (dao bào): Có kích thước tương tự như chiếc dao gọt bình thường nhưng dao gọt vỏ lại có hình lưỡi liềm. Chúng được sử dụng để gọt vỏ rau củ, trái cây. Hình dạng của dao gọt vỏ phù hợp với hầu hết các loại rau củ có hình tròn, giúp bạn dễ dàng gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài mà không làm hao phí thực phẩm hoặc cắt vào tay.
- Dụng cụ liếc dao: Mặc dù không phải là một loại dao nhưng dụng cụ liếc dao là thứ không thể thiếu trong hầu hết các bộ dao. Đây là một chiếc que thiếc tròn nhỏ và dài được dùng để mài hoặc làm thẳng những chiếc dao bị cùn, cong, giúp dao sắc bén hơn.
Bảo quản dao làm bếp
• Cần lau ngay sau khi vừa sử dụng xong rồi lau khô bằng chiếc khăn sạch và bảo quản ở ống cắm dao hoặc một ngăn kéo riêng biệt trong tủ bếp.
• Không ngâm dao vào trong nước vì như thế cán dao dễ bị lỏng và xơ vữa dần theo thời gian.
• Mài dao hàng tuần với đá mài ướt hoặc dụng cụ mài dao. Một số loại thớt như thớt thủy tinh hoặc gốm có thể khiến dao dễ bị cùn, do đó, nên hạn chế dùng những loại thớt “cứng” nếu muốn giữ cho dao luôn sắc.