Ô tô 10 năm vẫn như mới nhờ thường xuyên làm sạch 4 bộ phận

Để đảm bảo xe vận hành tốt, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các chi tiết này, 10 năm sau xe vẫn như mới.

Đa phần mọi người thường nghĩ ngoại thất xe thường dễ bẩn hơn, nhưng thực tế nội thất xe cũng dễ bẩn và cái bẩn ấy còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Góc gương chiếu hậu

Tài xế nào cũng biết rằng gương chiếu hậu của ô tô rất quan trọng. Cho dù bạn đang chuyển làn, vượt hoặc dừng, gương chiếu hậu là một nhu cầu thiết yếu để lái xe an toàn.

Nếu không vệ sinh gương chiếu hậu thường xuyên, bụi bẩn lâu ngày sẽ ẩn náu trong đó, ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Ảnh minh họa.

Làm sạch khoang động cơ

Dù được che chắn bởi nắp capô nhưng theo thời gian sử dụng, tác động của nhiều yếu tố khiến khoang máy ô tô bị bám bụi, dầu mỡ... làm ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của động cơ cũng như giảm tuổi thọ của bình điện, hệ thống ống dẫn... Vì vậy, khoang máy ô tô cần được kiểm tra, vệ sinh định kỳ.

Ảnh minh họa. 

Khoang máy gồm rất nhiều chi tiết, bộ phận quan trọng nên khi làm vệ sinh khu vực này, người dùng ô tô cần có kỹ năng cũng như nắm rõ các bước thực hiện để tránh sai sót đáng tiếc. Về cơ bản quá trình vệ sinh khoang máy ô tô cần tiến hành theo các bước sau:

Mở nắp capo, dọn dẹp khoang máy

Che chắn các mạch điện, cổ hút gió động cơ

Xịt dung dịch vệ sinh khoang máy

Xịt rửa lại bằng nước sạch

Lau khô các chi tiết

Vệ sinh trần xe ô tô

Trần xe là nơi tưởng ít bẩn nhưng lại dễ bẩn nhất. Trần xe dễ bám bụi và bị ẩm do nước mưa… nhất là với loại trần vải nỉ nguyên bản theo xe. Ngoài ra, trần xe còn dễ lưu mùi. Đây chính là một trong những “ổ mùi” lớn nhất trong xe. Nếu người dùng xe có thói quen hút thuốc trong xe thì trần dễ ố vàng và bám mùi thuốc rất “dai”.

Ảnh minh họa. 

Vệ sinh ghế ô tô

Các nhà khoa học của Đại học Birmingham (Anh) kiểm tra mẫu vải từ dây an toàn của ghế ngồi, phát hiện trung bình có khoảng 100 loại vi khuẩn và nấm trên mỗi cm2. Trong khi đó nhà vệ sinh chỉ chứa khoảng 50 vi khuẩn tương tự trong cùng một diện tích, tức chỉ bằng một phần hai. Các vi khuẩn này bao gồm các loài vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, như E.coli và Salmonella.

Cách dễ nhất để vệ sinh ghế ngồi là quét hoặc hút bụi. Đầu tiên, cần nhặt sạch tất cả đồ đạc và rác còn sót lại trong ôtô. Sau đó, bạn có thể dùng chổi cầm tay để quét sạch những loại rác nhỏ hơn, hoặc dùng máy hút bụi để xử lý tận gốc.

Ảnh minh họa. 

Có loại máy hút bụi cắm trực tiếp trong xe hơi hoặc máy hút bụi thông thường. Bạn nên dùng loại có lực hút mạnh và có nhiều loại đầu hút thay thế. Chúng sẽ giúp bạn tiếp cận các vết nứt, kẽ hở nơi các mảnh vụn đang "ẩn náu" và làm sạch các đường nối vải, sàn ô tô và khu vực chỗ ngồi rộng hơn.

Nếu ghế xe hơi là ghế da hoặc vinyl (nhựa, giả da), bạn nên mua các chất tẩy rửa chuyên dụng cho hai vật liệu này. Chúng cần bảo dưỡng thường xuyên, không chỉ loại bỏ vết bẩn, nếu muốn luôn như mới và không bị xuống cấp.

Tiến sĩ Jonathan Cox cho biết: "Chúng ta không cần phải quá lo lắng, tuy nhiên mọi người nên lưu ý rằng không phải tất cả bụi bẩn đều có thể nhìn thấy được. Những người dùng ô tô nên cố gắng giữ cho ô tô sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh”.

-> Tại sao lốp xe ô tô bị nổ dù không cán đinh, xử lý thế nào?