Chủ nhật, 19/05/2024 17:05
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine

Gắn kết thành viên biến gia đình thành "pháo đài" giữa mùa dịch

PGS. TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, dưới những tác động của COVID - 19, giữ được "gia đình bình an" là mong ước của mọi người và để gia đình là "pháo đài" cần sự gắn kết giữa các thành viên.
Gia-dinh01

Đại dịch COVID - 19 đã đặt ra rất nhiều thách thức đối với xã hội, trong đó việc giữ gìn gia đình an toàn, hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ rất lớn đối với mỗi người trong thời điểm hiện nay.

Trao đổi với Gia đình Việt Nam về vấn đề này, PGS. TS Trịnh Hòa Bình - Chuyên gia xã hội học cho rằng, trong điều kiện bình thường, để có được gia đình hạnh phúc bình an cần sự chung tay vun đắp, thấu hiểu lẫn nhau đã rất khó khăn thì trong bối cảnh "làn sóng" lần thứ 4 của đại dịch COVID - 19 "càn quét" sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy và trở nên khó lường hơn bao giờ hết.

Empty

'Dưới những tác động và hậu quả nặng nề từ dịch bệnh COVID - 19 gây ra cho xã hội hiện nay thì giữ được "Gia đình bình an" là mong ước hướng tới của tất cả mọi người", PGS. TS Trịnh Hòa Bình nhận định.

PGS. TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, hệ lụy mà đại dịch COVID - 19 gây ra tác động tới mỗi gia đình trong giai đoạn hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy như kinh tế toàn xã hội đình đốn khiến thu nhập trong gia đình giảm sút; không có điều kiện để các cá nhân trong gia đình phát triển; mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình nảy sinh....

Cụ thể, khi dịch bệnh tràn lan, mọi người phải ở nhà nhiều hơn, nguồn thu nhập giảm sút tối đa, những mâu thuẫn đời thường mang yếu tố gánh nặng cơm - áo - gạo - tiền sẽ trở nên rõ rệt hơn trong mỗi gia đình.

Empty

Bởi trong rất nhiều nguyên nhân mâu thuẫn trong các gia đình như không hòa hợp tính cách, đời sống chăn gối... thì nguyên nhân chính dẫn tới rạn nứt, đổ vỡ gia đình vẫn là kinh tế và thu nhập.

"Điều đó đã tác động cực kỳ lớn không chỉ cho toàn xã hội mà còn ảnh hưởng nặng nề tới từng gia đình - "tế bào" của xã hội. Tất cả những thứ đó gộp lại khiến cho mỗi gia đình phải đối mặt với những thách thức dường như không thể vượt qua được", PGS. TS Trịnh Hòa Bình nói.

Gia-dinh05

Nguyên Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội - Viện Xã hội học cho rằng, những thách thức mà đại dịch COVID - 19 gây ra sẽ không chỉ dành riêng cho nhóm đối tượng nào mà tất cả sẽ phải chung sức "gồng mình" gánh vác mới có thể vượt qua được.

Thời điểm dịch bệnh Covid - 19 bùng phát, khi ở trong nhà quá lâu sẽ khiến các thành viên trong gia đình dễ mất kiềm chế cảm xúc và nảy sinh mâu thuẫn. Làm thế nào để lan tỏa yêu thương trong những ngày giãn cách? Tinh thần của các thành viên gia đình trong những ngày chống dịch, từng thành viên đã thay đổi như thế nào, làm thế nào để tổ ẩm luôn yên vui những ngày giãn cách, và sau đại dịch, gia đình sẽ trở nên như thế nào... "Chúng ta nên chủ động trò chuyện, bình tĩnh trao đổi thẳng thắn với nhau về những vướng mắc để không phát sinh mâu thuẫn một cách trầm trọng. Cần chủ động lên kế hoạch sinh hoạt, ăn uống, giải trí... để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh và giúp tâm trí luôn thoải mái, ổn định cảm xúc", PGS. TS Trịnh Hòa Bình nói.

Empty

Để vượt qua những thách thức, áp lực mà đại dịch COVID - 19 gây ra, PGS. TS Trịnh Hòa Bình cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là cần phái biết "thổi lên" những ngọn lửa ấm áp, những câu chuyện yêu thương, đồng cảm và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

"Thời điểm này, vấn đề khó khăn về kinh tế, tài chính là vấn đề bất cứ gia đình nào cũng có thể gặp phải. Chúng ta có thể huy động những nguồn lực tiết kiệm chi tiêu, sự trợ giúp ngoài, gia đình, họ hàng... để khỏa lấp những khó khăn trước mắt", PGS. TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.

Empty
Empty

Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng cần thực hiện các biện pháp kiếm thêm, gia tăng các nguồn thu nhập khác bằng các hình thức như bán hàng online hoặc sử dụng các năng lực chuyên môn sẵn có....

Theo PGS. TS Trịnh Hòa Bình, để gia đình là trở thành "mái ấm" hay "pháo đài" trú ấn trước những hiểm nguy, khó khăn gặp phải nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID - 19 hoành hành hiện nay thì việc chung tay gìn giữ, xây dựng và gắn kết giữa các thành viên là điều hết sức cần thiết và ý nghĩa.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Hải Nam  
Kiểm soát huyết áp bằng 5 đồ uống buổi sáng
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
40 đa dục đại sự sẽ mất, 50 đa tình gà chó không yên
Vợ đảm giữ gìn hạnh phúc nhờ những bữa ăn ngon
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như
Bắt con xin lỗi ngay khi làm sai, cha mẹ không hay biết đang tạo thói quen nguy hiểm cho trẻ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội
Xem thêm