Làm thế nào để con hết khàn tiếng?

Thời tiết lạnh, con trẻ lại hiếu động và thường xuyên hò hét dẫn tới khàn tiếng. Vậy cha mẹ cần làm gì để con hết khàn tiếng vui chơi Tết.

Khàn tiếng có nguy hiểm không?

Khi thanh quản bị tổn thương, phát âm trở nên khó khăn chính là lúc bị khàn tiếng. Vào lúc này, hai dây thanh không khép kín được nên gây hiện tượng giọng khàn.

Nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ: Rất có khả năng do sung huyết, viêm thanh quản, polyp hoặc nặng hơn là ung thư thanh quản.

 

Bổ sung nhiều nước cho trẻ vào những lúc trẻ bị khàn giọng (Ảnh minh họa)

Các bệnh lý thường gặp nhất gây khàn tiếng chính là viêm thanh quản. Bệnh này ngoài xuất hiện ở những người phải nói nhiều như hướng dẫn viên du lịch, giáo viên, những người có vấn đề về họng, amidan, xoang,... thì bệnh còn thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do trẻ hò hét, hoạt động nhiều. Nguy hiểm hơn nên viêm thanh quản lâu ngày thì có thể trở thành polyp dây thanh.

Khắc phục tình trạng khàn họng

- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin và hoa quả tươi.

- Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ.

- Hạn chế để trẻ hét to, nói nhiều đặc biệt vào những ngày trời lạnh và không nên để trẻ khạc nhổ nhiều gây sưng họng.

- Bổ dung cho trẻ uống nước giá luộc vào những ngày đầu bị khàn giọng và thường xuyên cho trẻ ăn các loại canh mát.

- Không nên để trẻ ăn đồ ăn nóng, xào, nướng, chua cay quá.

- Điều trị viêm họng kèm theo để làm dứt điểm khàn tiếng. Nếu tình trạng khàn họng kéo dài từ 2 đến 3 tuần thì phải đi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị cụ thể. 

Hà An (Tổng hợp)