Bão Noru đổ bộ miền Trung gây chia cắt nhiều địa phương

Đêm 28/9 bão Noru đã chính thức đổ bộ vào các tỉnh thành miền Trung gây mưa lớn và gió giật mạnh, làm chia cắt nhiều địa phương.

Ông Phan Thanh Hùng - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tại thời điểm 7h sáng 28/9, qua theo dõi hoàn lưu bão số 4, các trạm đo vẫn có gió cấp 7, cấp 8, kèm mưa to. Do đó, để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, yêu cầu người dân không được ra đường đến khi có thông báo mới, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt.

Những hình ảnh thiệt hại tại Thừa Thiên Huế sau bão Noru

Theo ghi nhận ban đầu, mưa bão đã khiến một số ngôi nhà dân bị tốc mái, nhiều cây xanh bị đổ gãy. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục kiểm kê thiệt hại, khắc phục hậu quả mưa bão.

Tại TP. Đà Nẵng sáng 28/9 cơ quan chức năng đã có báo cáo sơ bộ tình hình phòng chống thiên tai bão Noru.

Theo đó, địa phương này đã ghi nhận một số thiệt hại ban đầu do bão Noru.

Cụ thể, có 3 nhà dân bị tốc mái (người dân đã sơ tán đến nơi an toàn). Trong đó: quận Thanh Khê: 1 nhà; quận Ngũ Hành Sơn: 1 nhà và quận Cẩm Lệ: 1 nhà.

TP. Đà Nẵng sau khi bão đổ bộ

Xảy ra 14 vụ sự cố điện. Trong đó, đã khôi phục 4 vụ, còn 10 vụ đang tiến hành khôi phuc. Tổng số trạm biến áp bị mất điện là 173 trạm (đã khôi phục 89 trạm, còn 84 trạm chưa khôi phục). Tổng số người dân bị mất điện là 7.832 (đã khôi phục 2.923; chưa khôi phục 4.909).

Tỉnh Quảng Nam ghi nhận 1 nhà với 17 nhân khẩu ở xã Tam Phú, Tp.Tam Kỳ bị tốc mái hoàn toàn. Tại Đồn Biên phòng 276 (Cù Lao Chàm) các khu vực nhà chỉ huy, nhà ở chiến sỹ bị tốc mái hơn 50%, cây cối ngã đổ hơn 70%, sập hệ thống chuồng trại, tăng gia, vớ kính sãnh trước nhà chỉ huy. Tại Đồn biên phòng 260 (Cửa Đại) bị vỡ kính sãnh trước nhà chỉ huy.

Đối với tàu thuyền chìm 1 ghe tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành. Có 4 tàu vận tải và 1 tàu câu mực neo đậu tại phao luồng số 19 Luồng cảng Kỳ Hà bị mắc tại khu vực luồng phao số 17 gần xã đão Tam Hải.

Về giao thông ghi nhận nhiều thiệt hại ở huyện Đông Giang. Cụ thể: Tuyến đường Hồ Chí Minh bị sạt lở3 vị trí (Km448+600; Km450+00; Km457); Tuyến đường ĐH5.ĐG (xã A Rooih – xã Za Hung) bị sạt lở đất đá taluy dương 8 vị trí, ước tính khối lượng khoảng 258m3 cùng một vị trí sạt taluy âm dài 3,0m; Tuyến ĐH12.ĐG (xã Za Hung – xã Jơ Ngây) 1 cống D100 thoát nước ngang đường tại km 1+500 bị đứt gãy 2 đốt cống phía hạ lưu; Tuyến đường bê tông giao thông nông thôn Gố AXanh (đường từ Tổ dân cư Gố đến đường ĐH12.ĐG) 1 vị trí sạt lở đất ta luy dương khoảng 150m3. Hiện tại đã khoanh vùng cấm để giáo viên và học sinh biết, đồng thời mở lối đi nhỏ tạm thời để phục vụ việc đi lại cho giáo viên và hoạc sinh.

Tại Quảng Trị có mưa vừa đến mưa to. Nước từ đầu nguồn đổ về khiến mực nước trên nhiều khe, suối đang dâng cao.

Trên địa bàn 2 xã Hướng Việt, Hướng Lập (Hướng Hóa) có mưa vừa, mưa to, gió cấp 4-5; mực nước ở các con sông, suối đang dâng cao từ 0,5-1m.

Mưa lớn đã gây chia cắt bản, làng ở huyện miền núi Quảng Tri

Các đập tràn ở thôn Cuôi, Tri/ xã Hướng Lập; Trăng - Tà Puồng, Xà Đưng/xã Hướng Việt nước ngập sâu 0,5-1m, nước chảy xiết. Cơ quan chức năng đang triển khai lực lượng chốt chặn tại các điểm bị ngập, ngăn ko cho người dân qua lại.

Tạm thời các thôn bị cô lập, chia cắt gồm Tri, Cuôi/ xã Hướng Lập; Trăng - Tà Puồng xã Hướng Việt. Có 02 điểm sạt lở trên đường HCM nhánh Tây qua địa bàn (tại thôn A Xóc-Cha Lỳ/ Hướng Lập; thôn Xà Đưng/xã Hướng Việt.

Còn tại huyện Đakrông (Quảng Trị), nước suối dâng cao đã chia cắt hàng loạt ngầm, tràn tại các xã A Ngo, Tà Rụt, A Vao, Ba Nang.

Chính quyền địa phương cùng bộ đội biên phòng đã đã bố trí lực lượng túc trực để cảnh báo người dân không lưu thông qua khu vực nguy hiểm.