Thứ sáu, 29/03/2024 15:50
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 04/07/2022 06:08

Xuất hiện biến thể BA.5, đối tượng nào cần tiêm mũi 4 vaccine COVID-19?

Với sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5, Bộ Y tế dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới và yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine mũi nhắc lại để phòng chống dịch.

Số người nhiễm biến thể BA.5 ở Việt Nam có thể tăng

GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ghi nhận 3 ca nhiễm biến thể phụ BA.5 tại Hà Nội và dự báo trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn trong cộng đồng ở nước ta.

Bởi lẽ, việc đi lại bình thường, giao thương, du lịch khắp nơi như hiện nay thì việc BA.5, BA.4 xâm nhập và phát triển chỉ là vấn đề thời gian.

Bộ Y tế cũng khẳng định, hiện nay, biển thể BA.2 chiếm chủ yếu nhưng BA.5 có nguy cơ lấn át biến thể cũ. Số ca mắc biến thể mới này có thể tăng cao trong thời gian tới.

Giáo sư Phan Trọng Lân dẫn chứng, biến thể BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn BA.1, BA.2 từ 10-13%. Đồng thời, có khả năng thoát miễn dịch - nghĩa là người đã mắc BA.1, BA.2 có thể mắc BA.4, BA.5.

20211221_bien-the-omicron-1

Biến thể BA.4, BA.5 có tốc độ lây lan nhanh hơn BA.1, BA.2 từ 10-13% (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đến thời điểm này, vắc xin Covid-19 vẫn chứng tỏ hiệu quả với các biến thể mới của SARS-CoV-2. GS Phan Trọng Lân khẳng định, vắc xin giúp cơ thể có miễn dịch, giảm nguy cơ mắc, giảm nguy cơ trở nặng và tử vong khi nhiễm bệnh. Tiêm vắc xin mũi 3 - 4 sẽ củng cố và duy trì miễn dịch của cơ thể.

Theo GS Lân, bản chất của virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường, trong phạm vi vừa phải sẽ xuất hiện các biến thể mới. Thậm chí, biến thể nhiều hơn nữa và trở thành biến chủng. “Nghĩa là SARS-CoV-3, 4 có thể xảy ra”, GS Phan Trọng Lân cảnh báo.

"Đối với kịch bản hiện nay, các biến thể còn khả năng đáp ứng của vắc xin, không nặng hơn, tiêm vắc xin đúng chỉ định, dù biến thể mới có lây lan nhanh hơn nhưng vẫn đáp ứng được”.

Mặc dù thế, Việt Nam vẫn phải chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu nhất: xuất hiện biến thể mới mà vắc xin không còn hiệu quả, lây lan nhanh, nặng, chẩn đoán khó khăn.

“Bên cạnh các biện pháp kinh nghiệm trong thời gian qua, biện pháp hành chính xã hội có thể sẽ phải thiết lập để bảo vệ tính mạng người dân trên hết và trước hết”, GS. Phan Trọng Lân dự báo.

Các đối tượng cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 4

Theo Bộ Y tế, các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng Omicron.

vaccinen

Tiêm vaccine vẫn là cách tốt nhất để phòng chống dịch (Ảnh minh họa)

Do vậy, Bộ Y tế nhấn mạnh việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 đặc biệt hữu ích đối với những người:

- Người từ 50 tuổi trở lên;

- Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng;

- Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu như lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Bộ Y tế nhận định với tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 đạt tỉ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, rất cần thiết và là thời điểm phù hợp để tiêm nhắc mũi thứ 4.

Trước bối cảnh xuất hiện biến thể mới BA.5 của virus SARS-CoV-2 và đã xâm nhập vào Việt Nam, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc-xin Covid-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên.

-->> Trẻ em nhiễm BA.5 có nguy hiểm không?

Kim Ngân  
5 thực phẩm giúp hỗ trợ ngăn ngừa tóc bạc
Dấu hiệu ở miệng cảnh báo thận có vấn đề
4 bài tập đơn giản chữa đau ngón tay hiệu quả
Lý do khó ngờ khiến bạn đau đầu sau khi uống vang đỏ
Ngủ khỏa thân giúp giảm tiểu đường, tăng khả năng sinh sản
8 mẹo hay giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
Rộ tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe': Bộ Y tế nói gì?
8 cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả tại nhà
Sai lầm khi sử dụng nước súc miệng
Nhịn ăn gián đoạn làm tăng 91% nguy cơ tử vong do tim mạch
Món ăn nhiều người thích nhưng là nguồn lây hàng đầu của cúm A/H5N1
Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Thói quen dân văn phòng gây tổn hại đầu gối gấp 3 lần chạy bộ
Suýt phải cắt bỏ ngón tay do chủ quan khi bị điện giật
Từ ca tử vong do cúm A/H5N1: Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng tránh
Cách giúp trẻ tăng đề kháng, giảm ốm vặt khi giao mùa
Cho trẻ vận động bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khoẻ?
Dấu hiệu ung thư thực quản nhiều người lầm tưởng viêm họng
Vì sao một số người trở mình liên tục, không thể nằm yên khi ngủ?
Ăn sáng lúc mấy giờ để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm