Thứ năm, 28/03/2024 19:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 08/06/2022 09:35

Vướng huy động vốn, nhiều “ông lớn” địa ốc tung tuyệt kỹ

Đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tích cực gom quỹ đất triển khai các siêu dự án, chú trọng phát triển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội… là động thái nổi bật của nhiều doanh nghiệp địa ốc trong nửa đầu năm 2022.

Đa dạng nguồn vốn

Phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ là một trong những phương án chủ yếu được các doanh nghiệp công bố trong mùa đại hội cổ đông năm nay, trong bối cảnh 2 kênh huy động vốn quan trọng là tín dụng ngân hàng và trái phiếu bị kiểm soát chặt. Đây được xem là giải pháp huy động vốn quan trọng, giúp doanh nghiệp không phải chịu áp lực trả nợ hay cân đối thanh khoản.

ĐHCĐ sắp tới của Địa ốc Hoàng Quân dự kiến sẽ chào bán 100 triệu cổ phiếu để huy động vốn M&A dự án Thành phố Vàng. CEO Group có kế hoạch chào bán 257 triệu cổ phiếu trong hai quý tới, mục đích huy động vốn cho dự án Sonasea Residence giai đoạn 2022 – 2023, tăng vốn cho các công ty con và bổ sung vốn lưu động. Các cổ đông của EverLand cũng đã đồng ý tăng vốn điều lệ thêm 900 tỷ đồng tương đương 90 triệu cổ phiếu.

Ở phía Nam, nhiều tên tuổi lớn như Khang Điền cho biết sẽ phát hành 9,6 triệu cổ phiếu ESOP (chiếm 1,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành). Danh Khôi cũng dự kiến phát hành thêm 46,2 triệu cổ phiếu. Hay Thủ Đức House có kế hoạch chào bán riêng lẻ 120 triệu cổ phiếu trong năm nay.

Trong khi đó, Tập đoàn Đất Xanh lại lựa chọn phương thức huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, giá trị 300 triệu USD cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (tương đương hơn 6.959 tỷ đồng) nhằm huy động vốn trên thị trường quốc tế.

Nam Long tập trung huy động vốn ở những thị trường giá rẻ, ngoài việc liên doanh với các đối tác ngoại để cùng phát triển dự án thì sẽ có ngân hàng hỗ trợ cho vay, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu dài hạn từ Tổ chức Tài chính quốc tế IFC.

dat xanh mien bac

Với dòng vốn khó khăn, nhiều doanh nghiệp địa ốc phải đa dạng kênh huy động. (Ảnh: Datxanhmienbac)

Văn Phú-Invest cho biết trong 5 năm tới, công ty sẽ tích cực tìm kiếm những nhà đầu tư chiến lược để đồng hành cùng doanh nghiệp với tinh thần “hợp tác và chia sẻ", tăng cường hợp tác quốc tế để nâng tầm giá trị thương hiệu, học hỏi và phát triển.

Việc tìm kiếm nguồn vốn quốc tế cũng được một số doanh nghiệp BĐS hàng đầu như Vingroups, Vinhomes, Novaland... đã và đang thực hiện để huy động các nguồn vốn đầu tư giá rẻ.

Mở rộng quỹ đất và xây đại dự án

Để sẵn sàng cho kế hoạch phát triển dài hạn, các doanh nghiệp địa ốc không ngừng mở rộng quỹ đất thông qua các hình thức như đấu giá, đấu thầu, M&A.

Có quỹ đất lớn nhất hiện nay phải kể tới Vinhomes, với 16.800 ha, gồm 13.000 ha đất khu dân cư, văn phòng và 3.800 ha đất khu công nghiệp. Sau thành công của Vinhomes Smart City, Vinhome Ocean Park, năm nay doanh nghiệp này tiếp tục khởi động 3 dự án đại đô thị ở Hưng Yên, Đan Phượng và Cổ Loa (Hà Nội).

Sở hữu quỹ đất khủng thứ hai là Novaland. 3 năm qua, ông lớn này đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để mua thêm đất phát triển các siêu dự án tại Đồng Nai, Phan Thiết và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đầu 2022, quỹ đất của Novaland đã có bước “nhảy vọt” với diện tích đang nghiên cứu và phát triển đạt 10.600 ha, tăng gấp đôi so với con số công bố một năm trước.

Danh mục sở hữu quỹ đất khủng ngày càng được mở rộng với nhiều doanh nghiệp khác như Phát Đạt là 5.804 ha, tăng gấp 12 lần so với năm 2020; Hưng Thịnh sở hữu 4.500 ha, phân bổ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước; Đất Xanh hé lộ quỹ đất khoảng 2.500 ha…

Tập trung nhà ở giá rẻ

Mảng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội là một trong những phân khúc chiến lược được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi thị trường ngày càng lệch pha cung cầu, phân khúc nhà ở giá rẻ dần biến mất trong khi nguồn cầu luôn rất lớn.

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt doanh nghiệp đã công bố kế hoạch xây dựng, phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, đơn cử Tổng Công ty Viglacera, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tập đoàn Hòa Bình, Becamex IDC, Vinhomes, Liên doanh Công ty BIC và Him Lam...

Tại ĐHCĐ thường niên của Vinhomes mới đây, doanh nghiệp này cho biết sẽ bắt đầu kế hoạch xây dựng 500.000 căn nhà ở xã hội trong vòng 5 năm tới, giá bán khoảng 300 - 950 triệu đồng/căn tại các vùng ven.

Tập đoàn Hưng Thịnh, CTCP Đồng Tâm (Đồng Tâm Group), CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành cũng bắt tay xây khoảng 100.000 căn nhà vừa túi tiền dự kiến dưới 25 triệu đồng/m2 tại TP HCM và dưới 20 triệu đồng/m2 tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai.

Bùi Tam  
T&T Group hợp tác quản lý vận hành 'chuẩn Nhật Bản' tại dự án T&T City Millennia Long An
Cư dân Vinhomes Grand Park “sướng mê” khi có thêm dịch vụ Y tế tận nhà
25 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ thúc đẩy thị trường BĐS phục hồi
Cư dân Ocean City sướng ngây ngất khi được chăm sóc sức khỏe “tận răng”
Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam
Vinhomes ra mắt Vinhomes Royal Island – “Thành phố đào Hoàng Gia” Đẳng cấp bậc nhất Châu Lục
“Bàn tay vô hình” cơ chế thị trường khiến người dân khó có được nhà ở vừa túi tiền
Kênh truyền hình uy tín bậc nhất của Mỹ gọi tên Ocean City trong “Nhịp đập thiên đường”
 Một ngày sống 2 cuộc đời: Sáng thảnh thơi đi làm, tối nghỉ dưỡng tại gia đậm chất Mỹ
Sắp diễn ra lễ vinh danh thương hiệu BĐS dẫn đầu năm 2023-2024
Tập đoàn Mường Thanh: Lưu giữ hồn Xuân Tây Bắc
Công viên giải trí: “Bí kíp” thành công của các đại đô thị quốc tế
Dáng dấp của một “đại đô thị vì sức khỏe” phía Đông TP.HCM
Truyền thông quốc tế đồng loạt xướng tên Vinhomes như biểu tượng mới trong ngành công nghiệp “chữa lành”
Mua nhà trả góp an toàn tuyệt đối với chính sách mới
Giá thuê tăng “choáng váng”, người trẻ mạnh dạn mua nhà trả góp
Cư dân Vinhomes hào hứng tham gia loạt hoạt động đặc quyền tại 2 CLB cộng đồng
Nhà hoạt động vì môi trường người Mỹ ca ngợi không gian sống xanh tại Ocean City
Vinhomes Grand Park khẳng định vị thế của “tâm điểm kết nối” với tuyến VinBus
Khi thương hiệu trở thành tài sản của doanh nghiệp
Xem thêm