Thứ tư, 24/04/2024 08:02
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 24/03/2019 14:02

Từ vụ việc bé 2 tuổi bị chó pitbull cắn nguy kịch: Kỹ năng xử lý khi bị chó nhà tấn công

Sự việc bé gái 2 tuổi bị chó pitbull tấn công đang gây lo lắng cho nhiều người. Từ sự việc này các chuyên gia đã hướng dẫn một số kỹ năng xử lý khi bị chó nhà tấn công.

Bé 2 tuổi ở Phú Xuyên - Hà Nội bị chó pitbull cắn nguy kịch

54524426_1126542540866866_1731492821019394048_n

Trong lúc đang chơi đùa trước cổng nhà hàng xóm, bé gái 2 tuổi đã bị con chó Pitbull mới mua của chủ nhà giật đứt xích, sau đó lao vào cắn.

Vụ việc ra vào chiều 20/3 xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Theo các nhân chứng kể lại, trong lúc đang chơi đùa trước cổng nhà hàng xóm, bé gái 2 tuổi đã bị con chó Pitbull mới mua của chủ nhà giật đứt xích, sau đó lao vào cắn.

Quá hoảng hốt, mẹ cháu và chủ nhà đã lao vào cầm dây xích giật con chó ra nhưng không thể ngăn được con chó đang trong cơn hăng máu điên cuồng tấn công nạn nhân. Chỉ đến khi hàng xóm dùng xà beng đánh chết con chó thì cháu bé mới được giải cứu.

Ngay sau khi bị chó cắn, nạn nhân đã được người nhà đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn để kiểm tra và tiến hành điều trị. Gia đình người hàng xóm cũng đã có trách nhiệm tới thăm khám cũng như thỏa thuận bồi thường cho gia đình cháu bé.

Cũng theo một lãnh đạo Công an xã Tri Thủy (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) cho biết, thường ngày thì cổng của gia đình nuôi chó Pitbull đóng cửa, và con chó cũng được xích lại. Tuy nhiên, vào thời điểm xảy ra sự việc thì cổng lại không đóng. Sau khi xảy ra sự việc, 2 gia đình đã thỏa thuận tự giải quyết với nhau. Hiện, cháu bé vẫn đang tiếp tục được điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Trường hợp nuôi chó bị chính chó nhà tấn công không phải là hiếm. Ngày 23-8 - 2018, BV Hữu nghị Việt Đức thông tin về trường hợp một người đàn ông 49 tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nội thấy 2 con chó béc-giê của nhà lao vào cắn nhau nên đã cầm nạng (vốn là dụng cụ hỗ trợ di chuyển của ông) để can ngăn. Lúc này, 2 con chó thay vì cắn nhau đã quay sang tấn công người đàn ông này. Vết cắn vào vùng cổ khiến bệnh nhân chảy rất nhiều máu. Mặc dù được sơ, cấp cứu kịp thời nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi do sốc nặng vì mất quá nhiều máu.

Bác sỹ Dương Ngọc Thắng, khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh nhân nhập viện với 2 vết thương ở vùng cổ bên phải, nham nhở trên suốt đoạn dài 5cm tới tận sát góc hàm và vết thương vẫn tiếp tục chảy máu. Các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân sốc mất máu rất nặng và rối loạn đông máu do vết thương cổ phải.

Trước đó, đầu tháng 8/2018, BV Hữu nghị Việt Đức cũng cấp cứu cho một bé trai 7 tuổi ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị chó nhà cắn nhiều vết vào mặt. Trong đó 1/2 môi trên bị cắn đứt lìa kích thước 2x2cm, sát mũi, môi dưới bị cắn sâu. Đáng lưu ý, phần môi bị đứt rời giập nát, có nhiều vết răng chó ở trên nên không có khả năng nối vi phẫu để gắn lại môi cho bệnh nhi; đồng thời phần môi này cũng không được bảo quản đúng cách nên sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng thẩm mỹ sau này.

Kỹ năng xử lý khi bị chó nhà tấn công

Theo Vietnammoi, với kinh nghiệm huấn luyện loài vật này, ông Phạm Quốc Thắng chủ trang trại Bảo tồn và phát triển chó Phú Quốc tại Hà Nội cho biết: Khi bị chó cắn có nhiều biện pháp để can thiệp, nhưng nguyên tắc đầu tiên là không nên tạo thêm sự kích động cho hệ thần kinh của chó. Có người khi chó cắn nhau dùng roi vụt, gậy đánh vào con chó thì sẽ tạo thêm sự kích động cho con chó.

Khi chứng kiến chó cắn người cần trấn tĩnh, dùng nước lạnh dội vào mặt của chó và không quát nạt chó nhằm làm dịu hệ thần kinh tức thời để chó nhả ra. Con với trường hợp chó đang hung tính, phải có biện pháp hỗ trợ từ người thân. “Chó cắn không phải hành động nguy hiểm nhưng khi chúng lắc, giật tạo độ xé của vết thương mới nguy hiểm, phải có biện pháp phòng ngừa. Phải chuẩn bị dụng cụ như que dẹt và sợi dây đủ độ chắc, dài để can thiệp vào vết cắn của chó”, ông Thắng nhấn mạnh.

Nếu có 2 người thì phân chia 1 người dùng dây nhấc chân sau của chó bổng lên để nó không có chân trụ. Khi nhấc lên được thì 1 người xử lý phần sau, 1 người xử lý phần trước.

Còn khi chỉ có 1 mình thì dùng dây buộc vào lan can cửa sổ cầu thang cao gấp 2 lần chiều cao con chó; đầu còn lại thắt thòng lọng, luồn vào chân sau và bụng chó để nhấc chân sau chó và giật lại khiến chó mất trụ, kéo chó ra khỏi nạn nhân, không bị lắc giật quá mạnh.

Làm được điều đó rồi thì sử dụng que hình dẹt luồn vào sát mép hàm (phía sau vết thương) để bẻ khóa hàm chó và rút tay, chân nạn nhân ra; 2 sợi dây đã cố định chó không lao ra được nữa sẽ cứu được tức thời. Đặc biệt tuyệt đối không quát nạt, đánh đập vật gây nên hiệu ứng kích thích. Sau khi giải cứu được bệnh nhân, mọi người cần thực hiện các bước sơ cứu.

Nếu bị chó cắn, với những vết thương vào chỗ hiểm, chảy máu nhiều qua vết thương thì cần dùng khăn bông dày bịt và ép chặt vào vết thương để cầm máu tạm thời, rồi chuyển đến các BV lớn gần nhất để cầm máu, phẫu thuật cấp cứu hoặc chuyển tuyến cao hơn. Không nên cố xử lý cầm máu tại nhà, sẽ dẫn đến sốc mất máu không hồi phục.

Các bác sỹ đưa ra lời khuyên, nếu bệnh nhân bị chó cắn chảy máu nhiều cần tập trung cầm máu trước, sau đó sát trùng vết thương. Khi rửa vết thương, cần rửa cùng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

-> Sự xảo quyệt đằng sau vẻ ngây ngô của nghi can nữ duy nhất trong vụ sát hại nữ sinh bán gà

Xem thêm: Trụ trì chùa Ba Vàng: "Quảng Ninh gặp thiên tai khiến 127 người chết là do nghiệp báo" (Nguồn: Zing.vn)

Gia Hân (T/H)  
Hạ thân nhiệt 'hồi sinh' nữ bệnh nhân 26 tuổi bị ngừng tim đột ngột
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
 Nâng cao vai trò của hợp tác công tư để đẩy lùi bệnh dại
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 22/4
2 cháu bé đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ đã được về với gia đình
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
Teo thận nhiều năm, bất ngờ vào viện phát hiện nang thận 'siêu to'
Điểm tham quan Hà Nội đông kín người trong ngày nghỉ lễ 10/3
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
Xem thêm