Thứ năm, 25/04/2024 20:30
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 14/03/2022 07:00

Trẻ em khỏi Covid-19 có nên tiêm vaccine không, bao lâu thì tiêm cho hiệu quả?

Theo khuyến cáo, dù đã khỏi COVID-19, trẻ từ 5 - 11 tuổi vẫn nên tiêm vaccine để giảm nguy cơ tái nhiễm và mắc bệnh nặng.

Sự xuất hiện của biến thể Omicron lây lan nhanh đã khiến số ca COVID-19 nước ta liên tục tăng cao, nhiều người bị lỡ lịch tiêm vaccine COVID-19 do thành F0. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh, rất nhiều người lúng túng không biết lúc nào thì đi tiêm vaccine.

Đặc biệt là nhóm trẻ từ 5 - 11 tuổi sắp tới sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Những trẻ vừa khỏi bệnh có nên hoãn tiêm trong đợt này hay bao lâu thì được tiêm vaccine COVID-19 là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Tiem-Vaccine

F0 âm tính với Covid vẫn nên tiêm vaccine để giảm nguy cơ tái nhiễm và mắc bệnh nặng (Ảnh minh họa)

Theo bà Dương Thị Hồng - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ tháng 12/2021, Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi COVID-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vaccine COVID-19 (bao gồm các liều vaccine cơ bản và mũi tiêm nhắc lại).

"Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi COVID-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân. Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Tuy nhiên, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể hồi phục sức khỏe ngay chỉ sau 1 - 2 tuần. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thể trạng của mỗi người", bà Hồng giải thích.

Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khuyến nghị thêm: "Khi tiêm vaccine COVID-19 sẽ có phản ứng thông thường, có thể gây mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa phục hồi, lại thêm những phản ứng sau tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bởi vậy, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiếp tục tiêm vaccine".

Đối với trẻ mắc COVID-19, cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vaccine.

"Kế hoạch sắp tới nước ta sẽ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Với trẻ ở độ tuổi này, Bộ Y tế vẫn đang nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn cụ thể", bà Hồng cho hay.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 là những người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần; chống chỉ định với những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 cùng loại (lần trước) và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Hiện nay, WHO đã chính thức cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi. Đây cũng là loại vaccine COVID-19 được nhiều quốc gia sử dụng để tiêm cho trẻ em, thanh thiếu niên.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, trước khi phê duyệt vaccine Pfizer tiêm cho trẻ em 5-11 tuổi, cơ quan này đã xem xét nghiên cứu thử nghiệm. Kết quả cho thấy vaccine Pfizer có hiệu quả 91% trong việc ngăn ngừa mắc COVID-19 ở nhóm trẻ này và đa số tác dụng phụ đều ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trong khi đó, kết quả thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em 5-11 tuổi của hãng dược Pfizer/BioNTech cũng cho thấy vaccine của họ đạt 90,7% hiệu quả chống lại nCoV.

Vaccine Pfizer khi tiêm cho trẻ em 5 - 11 tuổi có liều lượng thấp hơn, chỉ 10 microgram, bằng 1/3 so với liều của người lớn và trẻ 12 tuổi (30 microgram). Ngoài ra, trẻ trong độ tuổi này cũng được sử dụng kim tiêm có đầu nhỏ hơn. Vaccine có hai liều tiêm, cách nhau 3 tuần.

Vaccine Pfizer được thiết kế riêng cho trẻ 5 - 11 tuổi chứa chất đệm khác với loại được sử dụng ở người 12 tuổi. Các chất này đều đã được FDA phê duyệt, có tác dụng giúp vaccine ổn định trong nhiệt độ lạnh lâu hơn. Để tránh nhầm lẫn, vaccine cho nhóm tuổi 5-11 được đóng trong lọ có nắp màu cam. Trong khi đó, liều dành cho thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên được đóng lọ bằng nắp màu tím.

Khi tiêm vaccine Pfizer cho nhóm trẻ 5 - 11 tuổi có thể gặp tác dụng phụ tương tự nhóm 16 tuổi như đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, sốt, đau khớp, sưng hạch bạch huyết, buồn nôn, chán ăn… Trẻ sẽ gặp tác dụng phụ trong vòng hai ngày kể từ khi tiêm. Các triệu chứng sẽ kéo dài 1 - 3 ngày.

Sau khi trẻ tiêm, phụ huynh nên theo dõi sức khỏe trẻ trong 15 - 30 ngày để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường. Trước tiêm vaccine, trẻ không nên uống thuốc giảm đau để ngăn ngừa tác dụng phụ. Các thuốc hạ sốt, giảm đau nên được uống sau khi trẻ tiêm chủng.

Thúy Ngà  
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Xem thêm