Thứ bảy, 28/09/2024 06:48     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 29/09/2018 08:00

Những chất độc hại tiềm ẩn trong vỏ ốp điện thoại không phải ai cũng biết

Những chiếc vỏ ốp điện thoại bắt mắt mà bạn đang sử dụng lại chứa những chất độc hại thậm chí gây ung thư.

Thực hư chuyện ốp điện thoại chứa chất gây ung thư

Ốp điện thoại đã trở thành phụ kiện không thể thiếu cho smartphone, thế nhưng, người ta đã phát hiện ra nhiều nhóm hóa chất độc hại vượt ngưỡng cho phép ở trong nhiều mẫu ốp điện thoại.

Hồi giữa tháng 4 vừa qua, một kết quả thử nghiệm được công bố với các mẫu ốp điện thoại của nhiều nhãn hiệu smartphone phổ biến. Kết quả cho thấy một số mẫu có chứa chất gây ung thư. Điều này đã làm người tiêu dùng lo lắng, với vô số vỏ ốp không có nguồn gốc xuất xứ, bày bán với giá rẻ, chất lượng quả thực khó kiểm soát.

vo-op

Một số vỏ ốp điện thoại chứa độc tố gây hại cho sức khỏe người dùng (Ảnh minh họa)

Trong chương trình Sạch hay bẩn, TS. Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội đã chỉ ra nhiều chất độc hại có thể được sử dụng trong những chiếc ốp điện thoại di động không rõ nguồn gốc như:

- Hợp chất PAH: PAH là tập hợp các chất có nhiều vòng thơm (vòng benzen) ngưng tụ. Có thể có những chất không độc, nhưng cũng có rất nhiều chất trong số đó là chất độc như Naphtalen…

- Chất hóa dẻo: Nhiều vỏ ốp điện thoại rất dẻo do được đưa vào chất hóa dẻo làm cho nhựa mềm, dẻo, dai, thậm chí bóng hơn. Hai chất hóa dẻo được dùng phổ biến hiện này là Dibutyl phthalate và Dioctyl phthalate. Trong đó, có nơi liệt Dibutyl phthalate vào danh mục các chất có khả năng gây đột biến, quái thai.

- Chất tạo màu: Những chất tạo màu thường được nghiền ra ở kích cỡ rất nhỏ rồi trộn vào nhựa để tạo thành nhiều màu khác nhau cho vỏ ốp. Trong đó, người ta hay sử dụng Cadimi - nguyên tố độc được xếp vào nhóm gây ung thư nguy hiểm.

-> Tìm thấy chất gây ung thư trong bao cao su, ti giả

Video: Thủ đoạn trộm điện thoại không thể ngờ trước mặt chủ quán

Phương Vũ (T/h)  
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Sữa non đạm thực vật giúp trẻ tăng cân khoa học đầu tiên tại Việt Nam
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Đột quỵ não khi giao mùa: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Kiệt sức, nhập viện tâm thần vì thức xuyên đêm… canh vợ
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
Rước họa vào thân do nhiều năm bất chấp giảm cân, nhuộm tóc
Trẻ thừa cân béo phì 5 - 19 tuổi tăng gấp đôi trong 10 năm
Xem thêm