Thứ bảy, 30/03/2024 05:57
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 30/01/2022 07:00

Ngộ độc rượu xử lý thế nào để an toàn, kịp thời cứu mạng?

Những ngày Tết, nhu cầu sử dụng rượu bia tăng lên dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Nắm rõ những cách xử lý khi ngộ độc rượu có thể giúp bạn an toàn.

Ngộ độc rượu là trình trạng nghiêm trọng dễ dẫn đến nguy cơ tử vong do việc sử dụng số lượng lớn rượu trong thời gian ngắn.

Trên thực tế, nếu uống rượu với mức độ quá nhiều, uống quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nhịp tim, có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong. Uống rượu với tốc độ nhanh hoặc uống nhiều rượu với số lượng lớn trong một ngày có thể là nguyên nhân chính gây ngộ độc.

Một số trường hợp ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi vô tình ăn phải các sản phẩm gia dụng có chứa rượu. Một người bị ngộ độc rượu cần được nhanh chóng can thiệp bằng chăm sóc y tế, nếu nghi ngờ bị ngộ độc rượu cần phải cấp cứu y tế kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tử vong.

Empty

Ngộ độc rượu có nguy cơ dẫn đến tử vong (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng ngộ độc rượu

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), có 2 dạng ngộ độc rượu là ngộ độc rượu thông thường và ngộ độc cồn công nghiệp methanol. Mỗi kiểu ngộ độc rượu do một tác nhân gây nên. Do đó, cũng sẽ có sự khác nhau về triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm với cơ thể.

Cụ thể, ngộ độc rượu thông thường (ethanol) xảy ra khi uống quá nhiều rượu khiến cơ thể không kịp chuyển hóa, mất kiểm soát.

BS Nguyên cho hay: "Khi ngộ độc rượu thông thường, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng ban đầu như mặt tái, nôn, đi loạng choạng không vững… Tình trạng nặng hơn sẽ dẫn đến các triệu chứng kích thích thần kinh, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, thậm chí là hôn mê sâu".

Trong thực tế lâm sàng, đã có không ít người ngộ độc rượu tử vong vì không thể thở, hạ đường huyết. Bên cạnh đó, người bệnh hôn mê thời gian dài cũng sẽ đối mặt với những di chứng nặng nề như suy thận, hỏng cơ, tổn thương não.

Khác với ngộ độc rượu thông thường, ngộ độc cồn công nghiệp methanol thường xảy ra khi người dân uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng được pha bằng cồn công nghiệp methanol (hóa chất thường dùng để pha xăng E5).

Lấy dẫn chứng về tác hại của loại rượu này, bác sĩ Nguyễn đưa ra trường hợp ở Nha Trang khi du khách nước ngoài tự mua cồn 90 độ pha vào bia để tăng độ nặng. Kết quả, những du khách này phải cấp cứu vì ngộ độc methanol.

Theo Giám đốc Trung tâm Chống độc, những giờ đầu sau khi uống phải cồn methanol, bệnh nhân thường chỉ có cảm giác như say rượu thông thường.

Phải sau 1 - 2 ngày, khi chất độc được chuyển hóa, bệnh nhân sẽ xuất hiện những tình trạng điển hình hơn như mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ. Thậm chí là co giật, hôn mê.

Ngộ độc methanol gây ra những tổn thương nặng nề lên nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt gây hoại tử não và mù mắt. Vì các trường hợp ngộ độc methanol thường được đưa đến bệnh viện muộn, nên tỉ lệ tử vong là rất cao.

Thực tế tại Trung tâm Chống độc, tỉ lệ này ở mức trên dưới 30%. Ở các cơ sở y tế tuyến dưới, con số này thậm chí còn lên đến 50%. Các bệnh nhân được cứu sống cũng mang di chứng nặng nề đến hết đời.

Làm gì khi người thân bị ngộ độc rượu?

Theo bác sĩ Nguyên, đối với ngộ độc rượu, các biện pháp sơ cứu tại nhà là rất quan trọng để cải thiện tình trạng.

Đối với ngộ độc rượu thông thường, nếu nhận thấy bệnh nhân còn tỉnh táo, người nhà nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng, để tránh hít chất nôn vào phổi. Bên cạnh đó, nếu ở khu vực có khí hậu lạnh, cần chú ý đến việc giữ ấm cho bệnh nhân.

Để tránh tình trạng hạ đường huyết, cần cho người bệnh ăn các món có chứa nhiều chất bột đường như cháo, cơm, bún, phở hoặc nước đường, sữa có đường.

Trong suốt thời gian này, người nhà cũng cần thường xuyên theo dõi bệnh nhân, để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Empty

Cho người ngộ độc rượu uống sữa có đường để tránh hạ đường huyết (Ảnh minh họa)

Nếu người bệnh không thể ăn uống hoặc có tình trạng nặng như da tái, co giật, run rẩy, thở khò khè, lay gọi không hồi tỉnh,… cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Đối với trường hợp bị ngộ độc cồn công nghiệp metanol, một khi các triệu chứng điển hình như đã đề cập ở trên phát tác thì tình trạng đã rất nặng. Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.

Trước thực trạng lượng rượu bia tiêu thụ ngày Tết tăng nhanh, bác sĩ Nguyên khuyến cáo: "Rất mong người dân có vui đến mấy cũng uống rượu hạn chế và nếu có uống thì phải lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ để hạn chế tối đa ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp".

-->> Uống rượu bia làm giảm nguy cơ mắc COVID-19: Sự thật thế nào?

Thúy Ngà  
Trẻ nhập viện vì viêm phổi do virus hợp bào hô hấp lúc giao mùa
5 thực phẩm giúp hỗ trợ ngăn ngừa tóc bạc
Dấu hiệu ở miệng cảnh báo thận có vấn đề
4 bài tập đơn giản chữa đau ngón tay hiệu quả
Lý do khó ngờ khiến bạn đau đầu sau khi uống vang đỏ
Ngủ khỏa thân giúp giảm tiểu đường, tăng khả năng sinh sản
8 mẹo hay giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
Rộ tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe': Bộ Y tế nói gì?
8 cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả tại nhà
Sai lầm khi sử dụng nước súc miệng
Nhịn ăn gián đoạn làm tăng 91% nguy cơ tử vong do tim mạch
Món ăn nhiều người thích nhưng là nguồn lây hàng đầu của cúm A/H5N1
Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Thói quen dân văn phòng gây tổn hại đầu gối gấp 3 lần chạy bộ
Suýt phải cắt bỏ ngón tay do chủ quan khi bị điện giật
Từ ca tử vong do cúm A/H5N1: Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng tránh
Cách giúp trẻ tăng đề kháng, giảm ốm vặt khi giao mùa
Cho trẻ vận động bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khoẻ?
Dấu hiệu ung thư thực quản nhiều người lầm tưởng viêm họng
Vì sao một số người trở mình liên tục, không thể nằm yên khi ngủ?
Xem thêm