Thứ sáu, 19/04/2024 15:31
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 24/05/2022 19:25

Mùa hè nắng nóng, giật mình vì thói quen tưởng tốt lại hóa hại

Nắng nóng đầu hè khiến nhiều người cảm thấy ngột ngạt, khó chịu nên việc bật điều hòa nhiều khi không kiểm soát gây ra các vấn đề sức khỏe.

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đã bước vào mùa hè, thời tiết nóng nực với nhiều đợt nắng nóng kéo dài. Nhu cầu sử dụng điều hòa cũng vì thế tăng cao và nếu không biết cách sử dụng đúng cách, nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Chị Hằng (ngõ Gốc Đề, Hà Nội) đến khám bác sĩ với tình trạng họng đau rát nhiều ngày không khỏi kèm theo ho, ăn uống rất khó chịu. Đặc biệt, những cơn đau họng tăng dần vào ban đêm khiến chị ngủ cũng khó khăn hơn.

Ban đầu, tưởng bị Covid-19, chị Hằng rất lo lắng. Tuy vậy, khi test thử thì kết quả âm tính. Đến khi đi khám chị mới biết mình bị viêm họng trở nặng, tất cả bắt nguồn từ thói quen bật điều hòa lạnh cả ngày, cả đêm của chị.

viem hong do dieu hoa

Viêm họng do điều hòa khiến nhiều người lầm tưởng mắc Covid-19 (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt (Hà Nội): Mùa hè số bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý tai mũi họng tăng lên đặc biệt đó là tình trạng đau, viêm họng do nằm điều hòa không đúng.

"Sai lầm đầu tiên khi sử dụng điều hòa là đặt nhiệt độ quá thấp khiến cơ thể dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và bên ngoài phòng. Ngồi ngay dưới luồng gió máy lạnh làm dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến ngạt mũi, ho. Ngoài ra, đóng cửa kín cả ngày để dùng điều hòa nên bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong phòng không thoát ra được, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp", Bác sĩ Hoài An phân tích.

pgs-hoai-an-benh-vien-an-viet

PGS. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An

Bác sĩ Bệnh viện An Việt cũng chỉ rõ: Khi mở điều hòa lượng oxy sụt giảm bằng một phần ba so với phòng mở cửa, đồng thời với các phòng đều khép kín khiến không khí trong phòng khó lưu thông, làm cho vi khuẩn bám trên bề mặt da hoặc niêm mạc đường hô hấp của những người sống chung phòng, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thói quen đi ngủ nhiều người thở bằng miệng làm cho niêm mạc miệng khô càng dễ nhiễm virus và vi khuẩn hơn gây ra tình trạng đau họng khi ngủ dậy.

PGS Nguyễn Thị Hoài An nhấn mạnh, khi dùng điều hòa cần biết cách kiểm soát nhiệt độ phòng có thể để nhiệt độ phòng từ 26 đến 28 độ C. Nhà có trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ cần duy trì nhiệt độ 28 độ C. Ngưỡng nhiệt độ này được coi là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp.

Ngoài việc sử dụng điều hòa sao cho đúng, bác sĩ Hoài An cũng cho biết nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có thể súc họng nước muối trước khi đi ngủ, sáng để làm sạch họng, làm dịu cổ họng. Khi đi ngủ có thể dùng khăn mỏng che kín mặt để giảm gió từ điều hòa phả thẳng vào người. Không nên để điều hòa hết đêm mà nên hẹn giờ điều hòa.

Để giảm tình trạng khô họng, có thể sử dụng thêm một chậu nước trong phòng để giảm tình trạng không khí trong phòng khô hanh.

Ngoài ra Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An cũng cho hay, bị đau họng thông thường bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu quá 1 tuần không khỏi người bệnh nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm, tránh đau họng chuyển sang mãn tính.

Phạm Hải  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm