Thứ ba, 26/03/2024 22:47
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 10/05/2022 09:15

Moody’s đánh giá cao thanh khoản tại SeABank với triển vọng phát triển Tích cực

Cuối tháng 4/2022, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã công bố báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm thường niên 2022 cho SeABank trong đó tiếp tục xếp hạng Tổ chức phát hành và tiền gửi dài hạn mức B1, triển vọng phát triển Tích cực. Đặc biệt, tổ chức này cũng nâng hạng Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của ngân hàng từ B2 lên B1.

SeABank 2

Theo đó, công bố của Moody’s cho biết, việc nâng xếp hạng Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của SeABank lên B1 phản ánh sự cải thiện rõ rệt của ngân hàng về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn. Chất lượng tài sản tại SeABank được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 1,9% (năm 2020) xuống 1,6% vào cuối năm 2021, bất chấp sự gián đoạn do đại dịch gây ra. Khả năng sinh lời được ghi nhận cải thiện và Moody's kỳ vọng tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của SeABank sẽ duy trì ổn định ở mức khoảng 1% trong 12 - 18 tháng tới khi danh mục cho vay gồm các khoản cho vay bán lẻ và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.

Cùng với đó, SeABank cũng đã tăng đến mức đầy đủ vốn, tỷ suất vốn cổ phần hữu hình trên tài sản có rủi ro (TCE/RWA) được cải thiện, đạt 9,9% vào cuối năm 2021, tăng so với mức 8,3% vào cuối năm 2020 và có khả năng sẽ dao động ở mức khoảng 10% trong 12 - 18 tháng tới. Moody’s cũng cho thấy thanh khoản tại SeABank được đánh giá cao với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tài sản hữu hình là 37% vào cuối năm 2021.

Có thể thấy, năm 2021 là năm chuyển hóa mạnh mẽ của SeABank khi Ngân hàng tập trung nguồn lực đầu tư vào công nghệ và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ, khai thác hiệu quả hệ sinh thái đối tác chiến lược, bán chéo sản phẩm dịch vụ… điều này đã giúp SeABank có kết quả tăng trưởng đột phá, đạt lợi nhuận trước thuế 3.268 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2020; tổng tài sản tăng 31.456 tỷ đồng so với 2020, đạt 211.663 tỷ đồng; tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) 36% và tỷ lệ nợ xấu (NPL) tiếp tục giảm ở mức 1,65%. Hệ số an toàn vốn (CAR) của SeABank là 11,7%, cao hơn mức 8% mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

Quý 1/2022 SeABank cũng đạt được những kết quả khả quan với lợi nhuận trước thuế 1.306 tỷ đồng, tăng 87,1% so với cùng kỳ 2021; Tổng tài sản 231.222 tỷ đồng, tăng thêm 19.558 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021. Thu thuần từ dịch vụ đạt 274,21 tỷ đồng, tăng 122,6%. Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của SeABank cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,5%, đạt 757,8 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%.

SeABank 1

Kết thúc quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 1.306 tỷ đồng, tăng 87,1% so với cùng kỳ 2021.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Moody’s có những ghi nhận và đánh giá tích cực về SeABank khi vốn điều lệ của Ngân hàng liên tục được nâng cao. Trong năm 2021 và quý 1/2022, vốn điều lệ SeABank đã tăng thêm 4.510 tỷ đồng lên mức 16.598 tỷ đồng và sẽ dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022. Việc tăng vốn điều lệ là một dấu mốc quan trọng trong kế hoạch và định hướng, giúp Ngân hàng có đủ tiềm lực để thực hiện các mục tiêu: triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ…, qua đó mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mọi khách hàng.

Uy tín và hiệu quả hoạt động của SeABank còn được khẳng định qua sự tin tưởng hợp tác của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới, điển hình trong số đó là việc Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) một thành viên thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank), đã tài trợ 150 triệu USD cho SeABank để mở rộng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam đồng thời thúc đẩy tài trợ các dự án khí hậu vào tháng 6/2021. Sau 6 tháng hợp tác, IFC và 5 tổ chức cho vay quốc tế Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, Quỹ OPEC cho phát triển quốc tế (OPEC Fund) và responsAbility Investments AG đã mở rộng gói tín dụng cấp cho SeABank từ 150 triệu USD lên 220 triệu USD. Cũng trong năm 2021, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã quyết định nâng hạn mức tín dụng cho SeABank lên 30 triệu USD sau 8 tháng ký kết hợp tác.

Kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2021 cùng những ghi nhận, tin tưởng hợp tác của các tổ chức uy tín trong, ngoài nước như Moody’s, IFC, ADB… là minh chứng cho sự phát triển an toàn, lành mạnh và toàn diện của SeABank và là tiền đề quan trọng để Ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

PV  
SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến
BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở
Thêm 1 khách hàng của HDBank bất ngờ thành tỷ phú
Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank
BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững
Vì sao phụ nữ giỏi tiết kiệm tiền hơn nam giới?
BCG Energy tăng trưởng doanh thu, nợ phải trả giảm mạnh
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm
Ưu đãi vượt trội từ bộ đôi thẻ doanh nghiệp BIDV Business
Doanh nghiệp có thêm gói tín dụng 3.000 tỷ đồng, lãi suất vay chỉ từ 4.3%/năm
BIDV lập kỷ lục 9 lần nhận giải thưởng Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam
IFC tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho SeABank lên 40 triệu USD
Ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền tham dự Đại hội cổ đông MSB
SeABank kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cao cấp, tăng cường năng lực quản trị điều hành hướng tới phát triển bền vững
SeABank mang hơi ấm mùa xuân đến với những người có hoàn cảnh khó khăn
Cơ hội trúng trúng vàng 9999 khi lì xì online
Kỷ niệm thành lập 30 năm, SeABank dành hơn 2 tỷ đồng tri ân khách hàng
Công ty kiều hối Vietcombank có doanh số chi trả lớn nhất Việt Nam
SHB trao Tâm yêu thương -  Tết Đoàn viên
SeABank hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023: CASA tăng trưởng tốt, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát
Xem thêm