Chủ nhật, 14/04/2024 05:36
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 24/05/2022 11:30

Hậu ly hôn ai là người tổn thương và đau khổ?

Nếu được xử lý thuận tình, sự chia ly của cha mẹ có thể mang lại một tương lai hạnh phúc hơn cho trẻ em, trong khi việc ở trong một mối quan hệ không hạnh phúc sẽ khiến mọi người trong gia đình đau khổ, đặc biệt là những đứa trẻ.

Mặc dù vì lợi ích của con cái, đôi khi bạn nên đưa ra quyết định chia tay êm đẹp hơn là duy trì một cuộc hôn nhân tồi tệ.

Trẻ sẽ phản ánh lại cuộc hôn nhân không lành mạnh của cha mẹ

Con trẻ luôn bị tác động bởi đầy rẫy các mối quan hệ xung quanh chúng. Khi trẻ thấy cha mẹ cãi nhau không ngừng, trẻ cũng sẽ làm vậy. Trẻ sẽ bắt đầu nghĩ rằng việc kết thúc một cuộc hôn nhân không hạnh phúc là hoàn toàn bình thường và luôn hoài nghi về khả năng phát triển mối quan hệ tình cảm lành mạnh.

Hay ghen tuông, dễ nổi nóng, không nói chuyện với vợ/chồng, độc đoán và hay chỉ trích là những hành vi có khuynh hướng dẫn đến những cuộc hôn nhân không lành mạnh của con.

bo me ly hon Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa

Trẻ không bao giờ có thể thích nghi với những cuộc cãi vã của cha mẹ

Trẻ em phát hiện ra những cảm xúc tiêu cực khá dễ dàng và chúng siêu nhạy cảm với những xung đột gia đình có tính chất phá hoại. Với việc cha mẹ thường thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau, hạnh phúc xã hội và tình cảm của con cái họ không được an toàn.

Sự căng thẳng giữa cha mẹ có thể đe dọa cảm giác an toàn của trẻ, khiến trẻ cảm thấy bị từ chối, không chắc chắn và tội lỗi. Thay vì chấp nhận, cuối cùng trẻ có thể trở thành những người trưởng thành với lòng tự trọng thấp, các vấn đề về lòng tin và cảm giác không xứng đáng.

cha-3-203546

Ảnh minh họa

Trẻ dễ căng thẳng hơn

Khi trẻ không cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình, có khả năng chúng dễ trở nên căng thẳng và tiếp tục coi các tình huống bình thường là đe dọa. Sự lo lắng của trẻ có thể dẫn đến những cơn ác mộng và cảm giác sợ hãi.

Khi trưởng thành, trẻ sẽ luôn suy nghĩ tiêu cực khi nhìn nhận về những khác biệt giữa người và người trong các mối quan hệ. Chúng có khuynh hướng tự trách bản thân, ngay cả đối với những vấn đề không quá nghiêm trọng và luôn bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích.

Trẻ gặp khó khăn khi khi xây dựng mối quan hệ

Trẻ em sống trong một môi trường độc hại không chỉ có nguy cơ có những mối quan hệ thô bạo khi trưởng thành, mà thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến cách một đứa trẻ sẽ nhận thức về bất kỳ loại kết nối nào với người khác.

Xung đột trong gia đình khiến trẻ gặp khó khăn trong việc xây dựng sự cân bằng trong các mối quan hệ bạn bè. Trong khi đó mối quan hệ với anh chị em ruột thì có thể trở nên quan tâm quá mức hoặc quá xa cách.

Trong những gia đình không hạnh phúc, trẻ em dường như không có bất kỳ quyền năng nào để ngăn chặn những gì đang xảy ra với chúng. Vì vậy, khi trưởng thành, trẻ có thể cảm thấy khó khăn khi nói về những điều họ không thích ở bạn đời và thiết lập ranh giới lành mạnh.

bo me ly hon Giadinhonline (5)

Ảnh minh họa

Trẻ cố gắng làm tê liệt cảm xúc của mình và tiếp thu những thói quen xấu

Trẻ em thường muốn bắt đầu làm những việc để ngăn chặn những cảm xúc tồi tệ. Vì vậy, để đối phó với một tình huống căng thẳng trong gia đình, trẻ có thể hình thành những thói quen không lành mạnh.

Hành vi này bao gồm ăn quá nhiều, ham mê điện tử hoặc các nỗ lực khác để trốn tránh thực tế. Trẻ em cũng có thể bộc lộ cảm xúc khó chịu một cách gián tiếp, mất hứng thú đến trường, gây gổ với bạn bè cùng trang lứa và trở nên tức giận khi chơi đồ chơi.

bo me ly hon Giadinhonline (4)

Ảnh minh họa.

Sợ hãi những cảm xúc của chính mình

Chỉ trích và giận dữ không có nghĩa là mọi người ngừng tôn trọng nhau, họ vẫn có thể là một phần của một mối quan hệ bình thường. Tuy nhiên, các chiến thuật mang tính chất thù địch giữa cha mẹ như tránh né, gây hấn bằng lời nói, bỏ đi có thể khiến trẻ cảm thấy rằng bày tỏ cảm xúc của bản thân không phải là một chiến lược an toàn.

Trẻ em bắt đầu nghĩ rằng tức giận và chỉ trích là một nguồn nguy hiểm cao độ. Và, tất nhiên, chúng sẽ tiếp tục lặp lại hành vi độc hại của cha mẹ trong các mối quan hệ của chính chúng khi trưởng thành.

Một môi trường lành mạnh là điều con trẻ cần, ngay cả khi cha mẹ chúng đã ly hôn. Trong khi, những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình luôn căng thẳng sẽ khiến chúng trở nên hay lo lắng, trầm cảm và còn rất nhiều vấn đề khác, thì những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn sẽ có thể tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh tốt hơn theo thời gian.

Điều này hoàn toàn đúng chỉ khi cha mẹ sẵn sàng duy trì mối quan hệ thân thiện và tìm cách ly hôn văn minh, sao cho con cái không bị tác động tiêu cực là mối quan tâm hàng đầu.

-> Bố mẹ ly hôn: Khi nào nên nói với con và nói thế nào?

T. Linh (Theo Brightside)  
10 điều 'cấm kỵ” nói với nửa kia nếu không muốn hủy hoại mối quan hệ
Điều gì làm Gen Z hạnh phúc?
Tầm quan trọng của việc tâm sự với bạn đời 30 phút mỗi ngày
Vợ chồng lớn tuổi nên thể hiện tình yêu thương chân thành như thế nào?
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ đệ đơn ly hôn?
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?
Vì sao cùng quản lý tài chính lại giúp vợ chồng yêu nhau hơn?
Yêu, tôn trọng, thấu hiểu và những điều phụ nữ muốn ở người đàn ông của mình
Vợ chồng hục hặc vì chứng ngáy to khi ngủ
Vợ chồng nên giữ tiền chung hay riêng?
Vợ ghen tuông vô cớ, đến viện tâm thần bác sĩ kết luận điều bất ngờ
8 'không' trong hôn nhân giúp duy trì hạnh phúc gia đình
“Vũ khí” bí mật giúp Gen Z diễn đạt cảm xúc và ghi điểm với đối phương
9X đẹp như gái còn son chia sẻ bí quyết giữ lửa hôn nhân
Nhà văn đạt giải Nobel khuyên phụ nữ nắm trong tay 3 điều thay vì giữ khư khư chồng con
Không phải tiền bạc, đây mới là yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình
Ai là người hối hận sau khi ly hôn?
Vì sao ngoại tình thường xảy ra sau 7 năm kết hôn?
Hôn nhân không tiền hạnh phúc được không?
Phụ nữ ngày càng thích mua nhà hơn lấy chồng
Xem thêm