Thứ tư, 17/04/2024 08:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 13/08/2018 06:58

Hà Nam: Dân chưa đồng thuận giá đền bù, chính quyền đã ra quyết định cưỡng chế?

Người dân chưa thống nhất với đơn giá bồi thường, nhưng UBND TP Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) đã “vội vã” ra quyết định cưỡng chế khiến người dân hết sức bất bình.

Nhập nhằng cách tính giá cây, công sức cải tạo

Như báo điện tử Gia Đình Việt Nam có những bài phản ánh nói về việc Hội đồng bồi thường GPMB TP Phủ Lý chậm đền bù trong dự án thu hồi đất đa canh để mở rộng khu công nghiệp Châu Sơn. Song cho đến nay người dân và cơ quan chức năng vẫn chưa thống nhất giá bồi thường cây trồng, công đắp đất cải tạo.

Ông Nguyễn Văn Anh cho biết: “Tôi không chấp nhận với đơn giá bồi thường của Hội đồng bồi thường GPMB thành phố đối với 10 nghìn cây nhãn trên 3 năm, cây cảnh và công đắp đất cải tạo”.

Empty

Biên bản kiểm kê tài sản hoa màu vào năm 2010 có ghi rõ 10 nghìn cây nhãn trên 3 năm lại được đền bù bằng giá cây giống dưới 3 năm.

Empty

Trong khi đơn giá của UBND tỉnh Hà Nam đưa ra với hai mức giá cây nhãn trên 3 năm và dưới 3 năm.

“Trong đơn giá bồi thường của UBND tỉnh Hà Nam để áp dụng cho loại cây trồng như (cây nhãn, cây vải..) trên 3 năm với mức giá bồi thường là 120 nghìn đồng/ cây. Nhưng Ban bồi thường GPMB thành phố Phủ Lý lại “áp giá” bồi thường đối với 10.000 cây nhãn trên 3 năm của gia đình tôi xuống 54 nghìn đồng/ cây là quá vô lý. Không những đền bù giá cây nhãn thấp, chúng tôi còn bị “hạ giá” đối với công đắp đất cải tạo xuống 81 nghìn đồng/m3, còn các hộ khác thì giá đền bù 91nghìn đồng/ m3”, ông Anh bức xúc nói.

Theo ông Anh: Ngoài việc bồi thường giá cây nhãn trên 3 năm và công đắp đất cải tạo quá thấp, thì vẫn còn nhiều hạng mục tính toán chưa hợp lý.

“Tôi được biết, trong luật đất đai về đa canh, khi nhà nước có quyết định thu hồi đất thì phải đền bù các công trình hạng mục, cây cối hoa màu trên đất. Nhưng phía ban GPMB thành phố Phủ Lý có bảng giá chỉ “hỗ trợ” di dời cây cảnh và một số cây khác. Khi tôi hỏi di chuyển đi đâu, diện tích đâu mà để số cây nhiều như vậy thì họ không trả lời được”.

Chưa đồng thuận giá đền bù đã ra quyết định cưỡng chế?

Theo phản ánh, trong khi người dân chưa đồng thuận với mức bồi thường thiệt hại về giá cây, công đắp đất cải tạo nhưng UBND thành phố Phủ Lý đã “vội vàng” ra quyết định cưỡng chế.

Trao đổi với PV Báo Gia Đình Việt Nam, cán bộ phòng chuyên môn ban GPMB thành phố Phủ Lý cho biết: Căn cứ vào quyết định số 49/2014/QĐ-UBND, ngày 201/11/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về ban hành đơn giá cây trồng, vật nuôi như sau: “Cây nhãn giống và cây nhãn trồng từ 1 đến 3 năm, đơn giá là 54 nghìn đồng/cây. Còn cây nhãn trồng trên 3 năm với đơn giá 120 nghìn đồng/cây”.

Empty

Quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND thành phố Phủ Lý liệu có vội vàng?

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Thọ - Trưởng ban GPMB (nay Trung tâm phát triển quỹ đất TP Phủ Lý) cho biết: Việc gia đình ông Anh thắc mắc trong biên bản kiểm kê về cây nhãn giống trồng trên 3 năm cao 1,1 mét phải bồi thường với mức giá 120 nghìn đồng/ cây cũng có lý.

“Trong đơn giá của UBND tỉnh, cây nhãn trồng từ 1 đến 3 năm với đơn giá 54 nghìn đồng/cây và cây nhãn trồng trên 3 năm là 120 nghàn đồng/cây. Trong quá trình kiểm kê cây nhãn vào năm 2010, do các hộ dân và người kiểm kê lúc trước viết chưa rõ ràng giữa cây nhãn giống dưới 3 năm và cây nhãn trên 3 năm. Cho nên giờ phải tính 10 nghìn cây nhãn theo đơn giá 54 nghìn đồng/cây. Trong đơn giá bồi thường của tỉnh cũng không có đơn giá nào về nhãn giống trên 3 năm cả”, ông Thọ thông tin thêm.

“Trong biên bản kiểm kê vào năm 2010 giữa gia đình tôi và đại diện Ban bồi thường GPMB thành phố có ghi rõ “số lượng cây nhãn loại trên 3 năm là 10 nghìn cây với chiều cao trên 1,1m”. Đã là cây trên 3 năm thì cứ áp dụng theo đơn giá bồi thường của UBND tỉnh đưa ra là 120 nghìn đồng/ cây. Chứ không thể áp giá 54 nghìn đồng/cây (chỉ được nhận 40% trong số 54 nghìn đồng/cây) cùng với bảng giá nhãn giống trồng 1-3 năm, trồng khoảng cách cây 20cm và cách hàng 30cm (2300 cây và 540 cây trồng xen bờ ao vườn) được”, ông Nguyễn Văn Anh nhấn mạnh.

Điều đáng bàn, khi gía bồi thường chưa được làm sáng tỏ, người dân chưa thống nhất với cách giải quyết của chính quyền thì mới đây UBND TP Phủ Lý cương quyết cưỡng chế thu hổi đất của gia đình ông Nguyễn Văn Anh. Trong quyết định số 2794/QĐ-UBND, ngày 07/08/2018 của UBND thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) nêu lý do về việc cưỡng chế: “Trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục đối với hộ dân Nguyễn Văn Anh do không chấp hành việc nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án”.

Trước sự việc trên, Báo Gia đình Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Hà Nam, UBND TP Phủ Lý sớm kiểm tra, xem xét một cách thấu đáo để đảm bảo quyền lợi đối với người dân.

Hải Phong  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm