Thứ hai, 25/03/2024 14:08
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 14/06/2022 10:59

Gen Z đau đầu vì bài toán tăng thu nhập thời bão giá

46% Gen Z (những người sinh năm 1997 đến 2012) đang trải qua tình trạng khó khăn về tài chính thời lạm phát, buộc họ phải xoay xở tìm cách tăng thu nhập.

Bão giá đe dọa người trẻ

2 năm dịch bệnh qua đi, thế hệ Gen Z lại phải đối mặt mới thách thức tiếp theo khi lạm phát leo thang, việc kiếm tiền trở nên vất vả hơn nhưng đồng lương không theo kịp sinh hoạt phí. Công ty kiểm toán Deloitte vừa công bố một kết quả nghiên cứu 14.808 người Gen Z trên 46 quốc gia, cho thấy vấn đề lớn nhất mà người trẻ gặp phải là bất ổn tài chính.

Vật giá leo thang chóng mặt trong khi tài chính không đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống và tích luỹ hạn chế đang là những nỗi lo chính của thế hệ này. Với thế hệ Millennials (Gen Y), mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của lạm phát, nhưng ít ra với tích luỹ nhiều năm, họ vẫn có thể vượt qua thời điểm này. Ngược lại, việc giá nhà tăng, thực phẩm, nhiên liệu đều tiêu tốn nhiều càng khiến bức tranh tài chính của Gen Z càng trở nên ảm đạm.

Quỳnh Chi (sinh viên năm 3, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) chia sẻ: “Mọi người thường hay bảo nhau ra đường tiền đầy túi con người ta sẽ tự tin hẳn nhưng tình trạng của mình hiện tại thì chỉ cần xăng đầy bình thôi cũng đủ vui cả ngày”.

gen Z

Dù đối mặt với lạm phát, nhưng với sự nhanh nhạy của tuổi trẻ, thế hệ Gen Z luôn thích ứng linh hoạt trong hoàn cảnh

Hay với trường hợp Đỗ Bảo (vừa tốt nghiệp ĐH Tài chính – Marketing) cũng không ngoại lệ. Đỗ Bảo cho biết, bản thân thấy may mắn khi vừa ra trường đã có được công việc với mức lương khởi điểm 9 triệu. Tuy vậy, tiền xăng xe, ăn uống ngày một tốn kém nên Bảo tự cắt giảm chi tiêu bằng cách nấu cơm ở nhà mang đến văn phòng và đi bus đến công ty. Hiện tại, Bảo có thể dành dụm được 3 – 4 triệu đồng/ tháng, số tiền không lớn nhưng rất cần thiết để Bảo chuẩn bị cho các kế hoạch tài chính tương lai.

Tập đầu tư, làm nhiều công việc để tăng thu nhập

Hay là, cũng nhờ việc phải đối mặt với khó khăn từ rất sớm, Gen Z đang cho thấy một tư duy khác biệt về tiền bạc cũng như sự chuẩn bị tài chính cá nhân kỹ càng hơn hẳn so với các thế hệ đi trước.

Khác biệt với các thế hệ anh chị ưa thích ổn định, dễ hài lòng với công việc và mức lương vừa tầm thì Gen Z lại không ngại nhảy việc và luôn sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới.

Theo nghiên cứu của Deloitte, 43% người trẻ được khảo sát đang tìm kiếm công việc mới, hoặc kết hợp nhận làm ngoài giờ bên cạnh công việc chính.

Ngoài công việc tại một agency truyền thông, Thanh Nga (24 tuổi, Hà Nội) hiện đang thử sức với nhiều vai trò mới đem lại mức thu nhập đáng mơ ước so với bạn bè. Với niềm đam mê làm đẹp, Nga đang sở hữu kênh Tiktok chủ đề về trang điểm, lối sống với hơn 500 ngàn follower. Ngoài ra, Nga cũng có 1 shop mỹ phẩm được yêu thích trên các sàn thương mại điện tử.

“Gen Z chúng mình may mắn lớn lên trong thời đại Internet và công nghệ. Nếu chịu khó, biết nắm bắt cơ hội thì sẽ có nhiều cách để gia tăng thu nhập cho bản thân”, Nga chia sẻ.

Bên cạnh đó, Gen Z cũng bắt đầu đầu tư từ rất sớm, cho thấy độ thức thời tài chính sớm hơn hẳn Millennial. Theo báo cáo State of Gen Z, cho biết 38% người trẻ có mở tài khoản đầu tư online. Còn theo Next Gen Personal Finance, tỉ lệ Gen Z sở hữu tài khoản chứng khoán đã lên tới 28%, cao hơn hẳn mức 18,7% của Millenial cùng tuổi năm 2004.

Là sinh viên năm nhất đại học ở TP. Hà Nội, Mỹ Anh đang sử dụng một ứng dụng đầu tư để gia tăng số vốn nhỏ hiện có với mức sinh lời hợp lí, đặc biệt có thể gửi và rút tiền linh hoạt chỉ từ 50.000 đồng khởi đầu. Theo Mỹ Anh, khi tích lũy được khoản tiền lớn hơn và có nhiều kinh nghiệm đầu tư hơn, Mỹ Anh sẽ tìm đến các kênh đầu tư khác như chứng khoán.

Không dừng lại ở đó, dù bị gán mác “tiêu xài hoang phí”, “bóc ngắn cắn dài” nhưng rất nhiều bạn trẻ Gen Z sớm đã có ý thức tiết kiệm cho tương lai.

Một khảo sát năm 2021 của TransAmerica Center cho thấy đến 70% thế hệ Gen Z đã bắt đầu kế hoạch về việc tiết kiệm hưu trí, khi mới 19, trong khi thế hệ Y chỉ bắt đầu lo hưu trí ở tuổi 25. Với lợi thế tuổi đời còn trẻ, hành trình tiết kiệm của họ còn dài và không quá nhiều áp lực.

Rõ ràng, dù lớn lên trong bối cảnh có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống và tài chính, Gen Z đã tôi luyện được sự bản lĩnh trước khó khăn, sẵn sàng đón nhận mọi cơ hội, thách thức.

Với sự khác biệt trong tư duy, thế hệ của họ được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi ý nghĩa cho xã hội, mở ra tương lai cho nền kinh tế toàn cầu.

Hoàng Liên  
Droppii dùng phòng lab kiểm soát chất lượng sản phẩm
Thêm một giải pháp thanh toán xuyên biên giới
Ông Tạ Ngọc Hùng – CEO tiên phong sản xuất sữa hạt điều, góp phần nâng cao giá trị 'cây tỷ đô'
8 combo ưu đãi trong 8 ngày vàng tại Viettel Store mừng Quốc tế hạnh phúc
Quản lý doanh thu dễ dàng với tính năng mới: chia sẻ biến động số dư
Amway Việt Nam đồng hành cùng ngày quyền của người tiêu dùng năm 2024
Vinamilk 28 năm liên tiếp giữ danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao
Bùng nổ ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Tạo đà bứt phá với BIDV SME Champion
Viettel Store ưu đãi đến 14 triệu đồng cho các cặp tình nhân trong White Valentine's Day
Chin-su ghi điểm tại Foodex Nhật Bản 2024 với bộ gia vị hạt và bột đặc sản Việt Nam
Từ tháng 3/2024, khách hàng Prudential có thêm lựa chọn đầu tư bền vững
Động thổ nhà máy mì ăn liền 200 triệu USD tại Vĩnh Long
BIDV Women & Wealth - giải pháp toàn diện đầu tiên dành cho phụ nữ thành đạt
Dù chưa hỏng nhưng không nên dùng lâu 4 loại đồ gia dụng này
Sốt rần rần món bánh giò sốt vang khiến cộng đồng mạng rủ nhau đi trải nghiệm
WinMart tôn vinh phái đẹp với ưu đãi lên đến 50% cho hơn 600 sản phẩm
Đồ dùng nhà bếp bằng gỗ chiếm lĩnh thị trường ngách trên Amazon
Tương ớt CHIN-SU Sriracha, bộ gia vị hạt và bột đặc sản CHIN-SU, chả giò CHIN-SU được đón nhận nồng nhiệt tại Foodex Nhật Bản 2024
“Tô cam cùng TH” được vinh danh là chiến dịch Marketing Vì Phát triển Bền vững 2023
Xem thêm