Thứ tư, 24/04/2024 10:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 22/07/2021 07:20

Rộ thông tin dùng Paracetamol tự chữa Covid-19 tại nhà: Nguy cơ quá liều, ngộ độc

Một số thông tin lan truyền trên mạng về việc hướng dẫn tự chữa COVID - 19 tại nhà trong đó có việc sử dụng paracetamol đang gây chú ý. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng việc làm này có thể dẫn đến nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.

Dễ gây ngộ độc

Mạng xã hội đang xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh COVID-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, ngộ độc paracetamol là dạng ngộ độc thường gặp nhất ở các nước phát triển.

Ở Việt Nam, ngộ độc cấp paracetamol đã trở thành dạng ngộ độc thường gặp một trong hai nhóm nguyên nhân. Trường hợp thứ nhất là do chủ động uống quá liều tự tử (thường được phát hiện sớm, điều trị kịp thời) và thứ hai là do lạm dụng thuốc, dùng sai, dẫn tới quá liều. Trường hợp thứ hai thường xảy ra, nhất là với người sốt cao, kéo dài, đau nhiều, đau mạn tính...

Nham-nhi01

Bài thuốc nhảm nhí được chia sẻ trên mạng xã hội với hướng dẫn sử dụng liều paracetamol tối đa có nguy cơ gây ngộ độc.

Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, nên khi được phát hiện, đã muộn. Điều này gâu tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, tức là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.

Trên thị trường mỗi nước, có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa thành phần chính là paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng paracetamol, mỗi viên phổ biến là 500mg.

Mặc dù có tên gọi khác nhau nhưng về bản chất, tất cả các sản phẩm trên có thành phần tương tự, người dân rất dễ dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm khi bệnh không đỡ, kéo dài hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh, dẫn tới tổng liều paracetamol hằng ngày vượt quá quy định và bị ngộ độc mà không hay biết.

Theo BS. Nguyễn Trung Nguyên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác thường gặp có thể khiến một người dùng paracetamol dễ bị ngộ độc.

Đó là người có thể trạng gầy yếu, suy nhược, ăn kém, sốt cao hoặc nhiễm trùng nặng kéo dài, cơ thể có các tình trạng bệnh tiêu hao nhiều năng lượng (như sau mổ), dẫn tới cơ thể cạn kiệt các chất có ích, giúp ngăn cản độc tính của paracetamol ở liều điều trị.

Người thường xuyên uống nhiều rượu bia rất dễ bị ngộ độc paracetamol. Những người đang dùng các thuốc chữa bệnh khác, có thể làm tăng độc tính của paracetamol (như một số thuốc chữa bệnh lao, chữa động kinh). Với những người này nên dùng paracetamol liều thấp nhất có thể.

Biểu hiện ngộ độc

Các biểu hiện ngộ độc ban đầu thường kín đáo, thậm chí không có biểu hiện, hoặc có thể lẫn với các biểu hiện của bệnh gây đau, sốt. Tuy nhiên khi xét nghiệm, sẽ thấy men gan tăng dần, bắt đầu từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi. Với trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc thì tổn thương gan có thể chậm hơn.

Khi bệnh nhân đã có dấu hiệu vàng da, chán ăn… tức là đã muộn. Khi bị viêm gan nặng, người bệnh dễ bị suy gan, hôn mê gan, khi đó, tỷ lệ tử vong tới 50% hoặc cao hơn.

Nham-nhi02

Bệnh nhân tự dùng paracetamol quá liều dễ dẫn tới ngộ độc (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, khi lạm dụng các sản phẩm đó, người bệnh có thể bị quá liều và ngộ độc các thành phần khác kèm theo. Ví dụ quá liều hoặc dùng kéo dài các chất dạng thuốc phiện như codein, tramadol, có thể gây ngộ độc ảnh hưởng khả năng thở, táo bón, run tay chân, gây nghiện.

Quá liều các chất gây co mạch dẫn tới cơn tăng huyết áp, đau tim, ngộ độc các thuốc kháng histamine gây mê sảng, ảo giác, táo bón, tắc ruột, co giật, loạn nhịp tim,… quá liều thuốc giảm ho dextromethorphan gây lẫn lộn, ảo giác, hôn mê, nhịp tim nhanh,… Với trẻ nhỏ, các thành phần kết hợp này đều có nguy cơ gây thở yếu, ngừng thở.

Cách sử dụng paracetamol an toàn khi muốn giảm đau, hạ sốt

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cho biết chúng ta cần biết liều paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ là không quá 3 gam/24 giờ với người trưởng thành và trẻ em 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần, không quá 6 lần/24 giờ. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều này cho người có nhiều yếu tố và hoàn cảnh nguy cơ thì lại gây ngộ độc.

Trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1 - 1,5 gam paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500 mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.

Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500 mg. Người dùng cần biết rõ tên, thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.

Cần chú ý đến các loại thuốc khác đang dùng (nhất là một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol) và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol (lạm dụng rượu, gầy yếu, suy nhược, ăn kém, nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn).

Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước,… Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Nam Anh  
Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà
Hạ thân nhiệt 'hồi sinh' nữ bệnh nhân 26 tuổi bị ngừng tim đột ngột
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
 Nâng cao vai trò của hợp tác công tư để đẩy lùi bệnh dại
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 22/4
2 cháu bé đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ đã được về với gia đình
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
Teo thận nhiều năm, bất ngờ vào viện phát hiện nang thận 'siêu to'
Điểm tham quan Hà Nội đông kín người trong ngày nghỉ lễ 10/3
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Xem thêm