Thứ tư, 24/04/2024 05:35
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 07/04/2022 15:02

Cho trẻ học ngôn ngữ thứ hai như thế nào?

Chị Mai Hạnh và gia đình chuyển sang Pháp sống khi con gái đầu lòng mới 4 tuổi. Con không hề biết tiếng Pháp, và chưa từng tiếp xúc với tiếng Pháp hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ.

Sau một tháng làm quen với môi trường mới, chị đăng ký cho con học ở trường mẫu giáo gần nhà. Chị háo hức quan sát quá trình con thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, những mong con sẽ sớm thành thạo thứ tiếng này bởi con đang có đủ mọi điều kiện cần thiết: Con đang ở độ tuổi thuộc Giai đoạn quan trọng (Critical Period - Lennenberg), nghĩa là con có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ thứ hai như người bản xứ; Con đang sinh sống và học tập trong môi trường tự nhiên, nơi người người, nhà nhà sử dụng tiếng Pháp. Chị không muốn can thiệp vào quá trình này, vì tiếng Pháp của chị còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, hành trình của con không thuận lợi và nhanh chóng như chị Hạnh mong đợi. 3 tháng sau khi đi học, con chán nản, luôn miệng kêu không hiểu các bạn và cô giáo nói gì, không muốn đi học vì không biết làm gì ở trường.

Cô giáo nói rằng cô sẽ phải dạy thêm cho con, mỗi ngày 30 phút sau giờ ăn trưa ở trường. Nếu con không tiến bộ hơn trong giao tiếp, con sẽ phải học lại thêm 1 năm mẫu giáo nhỡ nữa, nói nôm na là đúp lớp. Kết hợp cùng cô giáo, chị cũng thường xuyên đưa con tới các khu công viên, thư viện và mời bạn bè hàng xóm tới nhà chơi để con có bạn, và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

Cuối năm học đó con chị đã tiến bộ hơn rất nhiều, tuy chưa thể lưu loát, nhưng cũng đã biết cách trò chuyện và nhập cuộc chơi cùng các bạn đồng lứa. Trong năm học sau, các cô giáo vẫn tiếp tục hỗ trợ con 30' mỗi ngày, giúp con làm giàu vốn từ vựng, để đảm bảo rằng con sẽ được vào lớp 1 đúng tuổi.

Bảy năm sau, khi là học sinh cấp 2, con đã sử dụng tiếng Pháp thành thạo không kém gì các bạn cùng lớp. Con chị kể lại rằng những ngày đầu tiên sang Pháp, con rất sợ rằng mình sẽ mãi mãi không nói được thứ tiếng này. Vì thế, ngày nào cũng phải căng hết cả tai lên để chú ý nghe các bạn nói gì, trong hoàn cảnh nào và học theo.

Giờ đây, vấn đề của chị lại là làm thế nào để duy trì tiếng mẹ đẻ cho con!!!

Chị không dám kỳ vọng con sẽ giỏi tiếng Việt như các bạn cùng lứa ở quê nhà. Gia đình chị chỉ sử dụng tiếng Việt khi nói chuyện cùng con, đọc sách tiếng Việt cho con nghe mỗi tối, thường xuyên cho con gọi điện trò chuyện cùng ông bà ở Việt Nam, thỉnh thoảng tổ chức các buổi gặp gỡ giữa các gia đình Việt Nam tại đây để các con giao lưu với nhau. Nhưng bọn trẻ, cứ sểnh ra là lại dùng tiếng Pháp với nhau, chưa kể, tiếng Việt của các bé bị ảnh hưởng bởi cách diễn đạt, dùng từ cũng như phát âm của tiếng Pháp khá nhiều.

Điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi môi trường tiếng Việt của các con ở đây không đủ để các con có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này như người Việt thực sự, kể cả khi cha mẹ là người bản xứ.

Ngược lại, ở Việt Nam, cha mẹ đang hết sức nỗ lực để tạo ra môi trường ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh cho các con. Hầu hết các bậc phụ huynh đều bị ám ảnh về Giai đoạn Quan trọng, kỳ vọng rằng con sẽ nói tiếng Anh làu làu và chuẩn như người bản xứ nếu được bắt đầu từ rất sớm.

Nhưng vấn đề là, liệu môi trường ở Việt Nam có đủ điều kiện để trẻ thực sự thụ đắc được tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, nơi mà chúng ta sử dụng tiếng Việt cho mọi hoạt động giao tiếp trong nhà và ngoài xã hội, hay không?

Cách dễ dàng và nhanh nhất, các mẹ cho con vào học ở trường quốc tế từ mẫu giáo, nếu đủ điều kiện về tài chính. Tương lai của những đứa trẻ này, là sẽ theo học trường quốc tế tại Việt Nam đến hết cấp ba, sau đó ra nước ngoài học đại học và làm việc tại đây. Việc duy trì được tiếng Việt thuần thục như người bản xứ của những bé này chỉ có thể xảy ra khi bố mẹ tạo được đủ môi trường nhân tạo để bé có động cơ và điều kiện tiếp xúc với đầu vào ngôn ngữ chuẩn trong cả hai ngôn ngữ và sử dụng cả hai ngôn ngữ với tần suất sử dụng gần như nhau. Nếu không, việc những đứa trẻ Việt Nam biến thành Việt kiều ngay trên đất Việt là hoàn toàn có thể xảy ra.

Lựa chọn đúng trung tâm tiếng Anh

Phương pháp phổ biến và tiết kiệm hơn là sẽ lựa chọn gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng lựa chọn trung tâm nào phù hợp với con cũng như kỳ vọng của cha mẹ là cả một vấn đề lớn. Phần lớn ở độ tuổi mầm non và tiểu học, các cháu đến trung tâm để "học mà chơi, chơi mà học" nên tốc độ tiếp thu và tiến bộ không thể nhanh, đôi khi sau vài tháng vẫn chỉ bập bõm one, two, three và gọi tên một vài con vật, các loại hoa quả... Cha mẹ thì sốt ruột vì tiền thì đốt mà con mãi chẳng nói được lưu loát. Lý do chính là khá nhiều trong số những trung tâm hiện nay có chương trình học chưa phù hợp, cùng với đó thầy cô giáo Tây thực chất lại là "Tây ba-lô" chứ chẳng hề có chứng chỉ/nghiệp vụ sư phạm nào cả. Ngoài ra, công nghệ, dụng cụ học hỗ trợ và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng tới chất lượng học tập của các con.

z3322758680409_3f0f1364302048cb56baa3c1786e4895

Việc Apax Leaders ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy giúp việc học tiếng Anh của trẻ trở nên thú vị, hấp dẫn và khơi gợi đam mê.

Chương trình giảng dạy

Về Chương trình giảng dạy, hiện nay, trong khi một số lựa chọn tiếng Anh nền tảng ESL (English as a Second Language – tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai) thì một số khác vẫn cho rằng chương trình tiếng Anh nền tảng EFL (English as a Foreign Language – tiếng Anh như một ngoại ngữ) là chuẩn hơn tại Việt Nam. Tùy theo quan niệm của từng bố mẹ, việc lựa chọn chương trình cũng sẽ dẫn tới kết quả khác nhau.

z3322758645218_de704757d745550e4e0ae95e39f44b0b

Ngày càng nhiều phụ huynh, học sinh lựa chọn các trung tâm Anh ngữ giảng dạy theo chương trình ESL như Apax Leaders.

Nếu như EFL, con trẻ tiếp cận tiếng Anh và các thứ tiếng khác ngoài tiếng mẹ đẻ như một ngoại ngữ thì ESL lại đề cao việc cho học sinh chủ động tiếp xúc với tiếng Anh như một ngôn ngữ giúp trẻ hình thành và tư duy bằng một ngôn ngữ mới song song với tiếng mẹ đẻ. Thông thường, chương trình ESL sẽ là 100% giáo viên nước ngoài dạy, không có trợ giảng, còn EFL vẫn có trợ giảng trong lớp để hỗ trợ các con khi cần.

Theo chương trình giảng dạy ESL học sinh sẽ được hòa mình vào môi trường tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Nó cho phép bạn có thể học toàn diện cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trong đó kỹ năng giao tiếp tiếng Anh như một ngôn ngữ tự nhiên được đề cao. Trẻ tham gia chương trình này sẽ được học cách nghĩ, tư duy - phản biện cùng các khái niệm về toán học, khoa học, xã hội, nghệ thuật… bằng tiếng Anh.

Mỗi chương trình có một lộ trình và mục tiêu riêng, bởi vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức cân nhắc để lựa chọn con đường đi đúng cho con trẻ. Bởi lẽ, nếu chọn sai, muốn sửa lại, sẽ rất mất thời gian của con.

Chất lượng giáo viên

Một yếu tố rất quan trọng nữa là giáo viên. Một giáo viên có kiến thức, phương pháp sư phạm tốt sẽ truyền đạt, gợi cảm hứng tích cực tới học sinh. Với việc học tiếng Anh, tốt nhất phụ huynh nên tìm đến các trung tâm với 100% giáo viên bản ngữ. Đó là giáo viên có xuất thân từ các nước mà tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có các bằng cấp, chứng chỉ dạy tiếng Anh cho người nước ngoài, hay một số chứng chỉ khác.

z3322758635328_fcd41fa8881ffe10398f7c495ea92b92

Việc lựa chọn 100% giáo viên trình độ bản ngữ giúp Apax Leaders phát huy tối đa hiệu quả của chương trình ESL.

Nói tóm lại, việc mong muốn con sử dụng được tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai là một kỳ vọng chính đáng của những người làm cha mẹ, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bố mẹ nên "thúc ép" con học từ sớm và đặt quá nhiều kỳ vọng ở con. Điều này vô cùng có hại, bởi con cái không vì thế mà giỏi tiếng Anh hơn, mà còn có thể rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi và dần chán ghét việc học tập. Hãy để mọi thứ phát triển tự nhiên, khả năng và tốc độ học tập của mỗi bé một khác, vì thế, đừng vội tạo quá nhiều kỳ vọng và áp lực cho con ngày từ khi con nhỏ.

PV  
Đồ dùng trẻ em thương hiệu Richell được phân phối bởi Magicwave 
Bắt quả tang con trộm tiền
5 cách giúp con tăng vốn từ vựng
Có nên trả tiền để con làm việc nhà?
5 cách giúp bậc cha mẹ có con đồng tính (LGBT) cảm thấy hạnh phúc, an toàn
Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý
Nghệ thuật phê bình con
'Sống chung' với con tuổi teen nổi loạn
3 điều dù đắn đo mấy cũng tuyệt đối không được nói với con
Vì sao cha mẹ nên ôm con mỗi ngày?
Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng?
5 nguyên tắc dạy con của người Mỹ giúp trẻ thành công từ trên ghế nhà trường
Chiều chuộng vô cớ, cha mẹ không hay đang 'bào mòn' phước lành con cái
Tôi không thể sinh con gái
Xử lý thế nào khi ông bà nuông chiều cháu quá mức?
Làm gì khi trẻ thích xem tivi hơn học bài?
Trẻ đồng cảm và phát triển kỹ năng xã hội nhờ thường xuyên chơi búp bê
Sai lầm cha mẹ khiến con trai 20 tuổi mới học cách buộc dây giày
Trẻ có 5 dấu hiệu chứng tỏ được nuông chiều quá mức
Trách phạt con theo 6 kiểu này chẳng khác gì vẽ đường cho trẻ hư
Xem thêm