Thứ tư, 24/04/2024 01:45
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 31/10/2021 10:00

Các quốc gia trên thế giới đón Halloween như thế nào?

Halloween được tổ chức ở nhiều nơi trên toàn thế giới, mỗi quốc gia lại có những đặc trưng độc đáo riêng về tên gọi và phong tục để kỷ niệm ngày này.

Halloween là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, có nguồn gốc từ lễ hội cổ Samhain của người Celtic ở châu Âu. Do sự phát triển và giao thoa văn hóa, ngày nay Halloween đã trở nên phổ biến và quen thuộc với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở mỗi nước, ngày Halloween lại mang những đặc trưng độc đáo riêng.

Mỹ

Halloween là lễ hội lớn thứ hai trong các lễ hội mùa đông, sau ngày lễ Giáng sinh. Từ những ngày đầu tháng 10, khắp mọi nơi trên đất nước Mỹ đã tràn ngập những hình ảnh về ngày lễ “Hóa Lộ Quỷ”.

Vào ngày lễ này, trẻ em là những người vui nhất. “Trick or treat” là một phong tục cho trẻ em vào đêm Halloween. Trẻ em trong trang phục hóa trang sẽ xách theo một cái giỏ để đựng kẹo, đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo và hỏi: “Trick or treat?” ( nghĩa là “cho kẹo hay bị ghẹo”). Chúng sẽ xin những cây nến, táo và nhiều thứ khác.

halloween (2)

Ảnh minh họa.

Anh

Một nét đặc trưng trong ngày Halloween của người Anh là đốt lửa và thắp đèn lồng. Thế nhưng thay vì khắc bí ngô như nhiều nước khác trên thế giới, người Anh sử dụng củ cải đường để làm đèn lồng và gọi chúng là punkies. Trẻ con sẽ cầm punkies và đi xin quà từ nhà này qua nhà khác.

Ở một số vùng khác, họ còn đặt những chiếc lồng đèn làm từ củ cải đường này ở trước nhà để dẫn lối cho những linh hồn đi lang thang trong đêm Halloween.

Người Anh còn có một tập tục nữa là ném đá, rau cải và quả hạch vào lửa để xua tan sự sợ hãi những linh hồn lẩn khuất.

Đức

Người Đức đón mừng ngày lễ này với một sự vui vẻ và thích thú. Lễ hội hóa trang là hoạt động thu hút nhiều người tham gia nhất. Họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của ngày lễ ma quỷ, ca hát nhảy múa suốt đêm bên những đống lửa lớn. Một điểm đặc trưng rất độc đáo của ngày Halloween tại Đức là người dân sẽ giấu kín các con dao trong nhà vì họ cho rằng như thế các linh hồn sẽ trở về dễ dàng và không bị tổn thương.

halloween (3)

Ảnh minh họa.

Ireland

Ireland được xem là đất nước của lễ hội Halloween, cách thức tổ chức giống như ở Mỹ. Ở những vùng nông thôn, người ta vẫn đốt lửa và quây quần các gia đình bên nhau như hàng ngàn năm trước. Trò "đớp táo", táo sẽ được đưa treo lên khung cửa hoặc trên cây và người chơi sẽ cố gắng cắn cho bằng được những quả táo đó.

Món ăn truyền thống trong lễ Halloween của người Ireland là món "barnbrack", một loại bánh nướng trái cây. Người ta sẽ bọc một cọng rơm hoặc một cái vòng nhỏ lại bằng vải và đặt vào chiếc bánh. Nếu người nào ăn trúng miếng bánh có chiếc vòng thì tin "hỷ" sẽ chóng tới, còn nếu tìm thấy được cọng rơm thì đó là một năm làm ăn thịnh vượng. Trẻ em vẫn chơi trò "trick or treat" quen thuộc của chúng trong đêm Halloween.

Bên cạnh đó còn có phong tục mỗi người trong gia đình tự cắm lá thường xuân vào cốc nước và để qua đêm. Nếu buổi sáng hôm sau, lá thường xuân của người nào vẫn xanh tốt thì họ sẽ có một năm khỏe mạnh, không đau ốm. Còn nếu trên lá xuất hiện những vết đốm hoặc khô héo thì người đó cần phải đề phòng những tai ương về sức khỏe.

halloween (4)

Ảnh minh họa.

Ý

Ngày Halloween được người dân Ý xem như một ngày quốc lễ, học sinh được nghỉ học và hầu như không có cơ quan hành chính nào làm việc. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn dành cho những linh hồn đã khuất, và sau khi chuẩn bị xong xuôi, cả gia đình sẽ đi đến nhà thờ và ở đó cả ngày, điểm đặc biệt là họ sẽ để cửa mở để cho các linh hồn có thể đi vào và tự do thưởng thức bữa tiệc.

Người Ý quan niệm rằng, khi trở vể vào buổi tối, nếu bàn tiệc vẫn còn nguyên nghĩa là các linh hồn đã từ chối gia đình họ và năm tới sẽ gieo rắc những điều không may mắn. Một món ăn đặc biệt không thể thiếu trên bàn tiệc của người Ý ngày Halloween là một loại bánh có cái tên khá rùng rợn: bánh Đậu người chết.

Áo

Người dân nước này tin rằng đặt một mẩu bánh mì, một cốc nước và một ngọn đèn trên bàn trước khi đi ngủ là cách để chào đón những linh hồn đã khuất quay trở lại. Truyền thống này diễn ra từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 8 tháng 11 hằng năm và được gọi là Seleenwoche hoặc Tuần lễ các linh hồn.

Người Áo cho rằng, đây là khoảng thời gian kỳ diệu nhất trong năm. Nhiều buổi lễ cầu nguyện được tổ chức ở các nhà thờ và đôi khi họ còn tổ chức cầu nguyện ở các khu mộ. Những người tham dự sẽ tới thắp nến và trang trí thật đẹp đẽ cho mộ phần của người thân và bạn bè để thể hiện sự tưởng nhớ của mình.

halloween (1)

Ảnh minh họa.

Trung Quốc

Vào dịp Halloween, người Trung Quốc cũng tổ chức lễ hội tương tự có tên gọi là Cheng Chieh. Trong ngày lễ này, người dân dâng đồ ăn và thức uống lên di ảnh người thân của họ.

Ngoài ra, họ còn thắp những chiếc đèn lồng với ước mong dẫn lối cho những linh hồn đã khuất có thể tìm về với gia đình. Người Trung Quốc cũng quan niệm những linh hồn lang thang rất nguy hiểm, nên người dân phải dâng thức ăn, cúng tế để họ trở về thế giới bên kia trong ngày lễ Cheng Chieh.

Nhật Bản

Người Nhật đón chào lễ hội Obon (còn được gọi là "Matsuri" hoặc "Uarbon" – phát âm như "oh bone"). Lễ hội này tương tự như Halloween ở chỗ nó dành cho các linh hồn của người đã khuất. Thức ăn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đèn lồng đỏ được treo khắp nơi. Người ta còn thắp nến trong các lồng đèn nhỏ và thả trôi trên các dòng sông. Lễ hội Obon thường được tổ chức vào tháng bảy hoặc tháng tám.

halloween (5)

Ảnh minh họa.

Việt Nam

Trong những ngày đón lễ hội Halloween, nhiều cửa hàng trên những tuyến đường Hà Nội và Tp. HCM bày bán nhiều đồ hóa trang phục vụ Halloween. Những món đồ độc và ấn tượng như quan tài, áo ma, bộ khung xương người… Nhiều người kỳ công hơn còn đặt may những phục trang kinh dị hay đặt thiết kế những mẫu mặt nạ độc.

-> Một số món "kinh dị" không thể thiếu trong lễ hội Halloween

T. Linh (T/H)  
Hạ thân nhiệt 'hồi sinh' nữ bệnh nhân 26 tuổi bị ngừng tim đột ngột
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
 Nâng cao vai trò của hợp tác công tư để đẩy lùi bệnh dại
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 22/4
2 cháu bé đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ đã được về với gia đình
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
Teo thận nhiều năm, bất ngờ vào viện phát hiện nang thận 'siêu to'
Điểm tham quan Hà Nội đông kín người trong ngày nghỉ lễ 10/3
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
Xem thêm