Thứ ba, 23/04/2024 22:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 28/06/2016 06:57

Bữa cơm gia đình là nơi yêu thương và giữ lửa hạnh phúc

Bữa cơm gia đình không chỉ là nơi gắn kết yêu thương mà bữa cơm đó còn là nơi giữ lửa hạnh phúc. Nhưng trong thời hiện đại, những bữa cơm gia đình dường như đang dần mai một.

Thừa và thiếu trong bữa cơm gia đình

Nếu như các đây khoảng hơn 10 đến 20 năm về trước, không chỉ các gia đình ở nông thôn Việt Nam mà ngay cả ở các đô thị, bữa cơm gia đình là nơi gắn kết yêu thương, là nơi mọi người cùng nhau chia sẻ cuộc sống, công việc hàng ngày và cùng nhau góp ý, tranh luận về một vấn đề xã hội. Một điều đáng nói nữa là, thời đó bữa cơm gia đình nói về mặt dinh dưỡng thì quá nghèo nàn, bữa cơm truyền thống ngày đó rất đơn giản chỉ với canh rau, dưa cà, cá rán (thịt kho hoặc trứng rán).

Trái với sự thiếu thốn về dinh dưỡng đó, mọi người trong gia đình vẫn ngồi xum vầy bên nhau, thậm chí là dù có 1 người đi làm về muộn cả nhà vẫn ngồi chờ để được ăn cơm cùng nhau.

Còn ngày nay thì sao? Điều đó dường như đã “biến mất” một cách khó giải thích. Thật ra, nó không biến mất một các quá đột ngột mà theo thời gian nó dần sói mòn và cứ như vậy nó hòa cùng nhịp sống hiện đại, đến một ngày bỗng dưng mọi người quên mất bữa cơm gia đình, thậm chí nhiều người còn mặc định chỉ ăn cơm cùng nhau trong mỗi dịp cuối tuần, còn trong hợp hợp quá bận bịu có lẽ cũng thôi luôn.

Trái ngược với cuộc sống cách đây khoảng 10 năm về trước, nếu như giờ đây giá trị dinh dưỡng trong các bữa ăn dần được cải thiện và đáp ứng được mọi nhu cầu về đời sống ẩm thực đối với mọi người, nhưng tại sao đầy đủ vậy mà các gia đình là không duy trì được bữa cơm hàng ngày. Nếu được hỏi, chắc hẳn cái thiếu mà nhiều người đặt ra đó chính là thời gian.

Đối với nhiều gia đình hiện nay, thậm chí bữa cơm chẳng cần mâm cần bát, chẳng cần chung nồi, chung xoong mà mỗi người ăn mỗi giờ và mỗi người ngồi một góc. Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng ở các gia đình trẻ hiện nay, khi mỗi buổi chiều tan ca, các ông chồng vì bận nhậu nhẹt, gặp đối tác hoặc xử lý công việc mà về muộn và nhắn tin thông báo: “không cần chờ cơm”.

Khi nhận được tin nhắn đó, những bà vợ ở nhà vì còn nhiều việc khác ví dụ như: dọn dẹp, xem phim, lướt web… hoặc vì lý do chồng về quá muộn nên đã dồn tất cả cơm vào một tô to vừa ngồi lướt điện thoại hoặc vừa xem phim vừa ăn. Khi ông chồng về, do ăn một mình nên cũng chẳng cần mâm bát gì, cùng cho vào một bát tô để ăn cho nó tiện.

Tuy không phải 365 ngày, ngày nào cũng như vậy, nhưng thực trạng đó đang chiếm phần lớn thời gian hiện nay. Còn đối với nhiều gia đình, tuy ngồi ăn cùng nhau, nhưng vì “tiết kiệm” thời gian nên ăn vội ăn vàng, thậm chí bữa cơm nhanh đến bất ngờ khi chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng chưa đầy 10 phút.

Từ thực tế trên, có thể thấy được rằng, bữa cơm ngày xưa thiếu giá trị dinh dưỡng nhưng ở đó thấm đượm tình cảm và là lúc để mọi người sẻ chia. Thì bữa cơm thời “công nghệ số” thừa về giá trị dinh dưỡng, nhưng thiếu thời gian và tình cảm cũng như sự sẻ chia của các thành viên trong gia đình.

bua-com-gia-dinh-la-noi-yeu-thuong-va-giu-lua-hanh-phuc-giadinhonline.vn 1

Bữa cơm là nơi gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

Hạnh phúc và sự sẻ chia từ bữa cơm gia đình

Nói về nguyên nhân bữa cơm gia đình thời hiện đại đang dần biến mất, nhiều chuyên gia văn hóa, tâm lý cho rằng, đó là hậu quả của thời đại công nghệ số, của những mối quan hệ ràng buộc ngoài gia đình. Theo đó, với nhiều người ăn, sinh hoạt với đồng nghiệp cơ quan nhiều hơn là với những người trong gia đình. Và nhiều người đang có suy nghĩ mái nhà chỉ là nơi để ngủ qua đêm.

Đối với những người đàn ông, những buổi tiếp khác, những buổi nhậu nhẹt, hẹn hò và ăn uống lu bù ở ngoài với rượu bia, bạn bè và cả “tay vịn” đã quá quen và khi về nhà họ cảm thấy nhạt nhẽo. Còn phụ nữ thì sao, họ chăm chăm làm đẹp, chăm chăm giảm cân và khi nấu ăn họ không còn chú tâm hay không còn thích với những món ăn thơm ngon, béo ngậy nữa…và cuối cùng sản phẩm làm ra trong bữa cơm không còn thu hút được những người ngồi trên mâm.

Nhà văn Ngô Quang Hưng đã từng chia sẻ về vấn đề này, đó là khi người vợ mê giảm béo, mải giảm cân, làm đẹp quên ăn, phó mặc bữa cơm cho chồng con tự biên tự diễn, bữa cơm gia đình rơi vào sự hẫng hụt. Đó là họ tự hủy hoại yêu thương, hạnh phúc gia đình, tự lãng phí thời gian tiền của của gia đình và nghiêm trọng hơn là tự tàn phá sức khỏe của chính bản thân mình.

Những người vợ, người mẹ nên nhớ rằng sức khỏe là số một, còn vẻ đẹp chỉ là nét đằng sau sức khỏe. Bữa cơm gia đình là cẩm nang sức khỏe, cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Nếu đẹp mà yếu hèn, suy kiệt, bệnh tật, vẻ đẹp đó như ngọn đèn leo lét, vụt tắt bất cứ lúc nào.

Bữa cơm là nơi thuận lợi để thể hiện yêu thương và vun trồng hạnh phúc. Niềm vui trong mỗi bữa cơm như được nhân lên, tình cảm gia đình thêm bền chặt gắn bó. Bữa cơm gia đình - Đó là lúc, là nơi mọi thành viên gia đình có thể cùng nhau học ăn, học nói, học gói, học mở. Cùng nhận thức giá trị của câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng’’. Cùng nhận thức sự đời “tham bát bỏ mâm”. Cùng nhau nhận ra sự đắng cay, đổ vỡ nếu “ông ăn chả, bà ăn nem”.

Còn PGS.TS Trịnh Hòa Bình, chuyên gia Xã hội học cho rằng, hạnh phúc gia đình không thể hiện ở đâu xa mà qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi của gia đình.

Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Thị Kim Quý (chuyên gia tâm lý) cho rằng, hiện nay do điều kiện xã hội nên tâm lý con người cũng thay đổi. Áp lực công việc lớn, công ăn việc làm ngày càng trở nên khó khăn, trong khi nhu cầu cuộc sống, nhu cầu cá nhân ngày càng cao buộc con người phải lao vào kiếm sống khiến sự quan tâm tới các thành viên trong gia đình trở nên hạn hẹp.

Các chuyên gia đều nhận định, việc giữ lửa gia đình thời hiện đại không có gì khó khăn, chỉ cần có sự sẻ chia và thông cảm với nhau. Theo đó, các thành viên trong gia đình có thể gắn kết với nhau bằng những hoạt động xã hội từ thiện, nếu có điều kiện thì đó là những hoặt động vui chơi giải trí… nhưng điều gắn kết hàng ngày nhất đó chính là bữa cơm gia đình.

Bữa cơm gia đình tưởng như nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng lại chính là nơi gắn kết các thành viên, là nơi giữ “lửa” hạnh phúc. Bởi vì bữa cơm gia đình tuy không có nhiều món ăn cầu kỳ đắt tiền, nhưng thường người nấu ăn, trước hết là người vợ, người mẹ luôn quan tâm đến sở thích của chồng con. Đó chính là biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên gia đình.

Ăn bữa cơm, mỗi người được thoả mãn nhu cầu vật chất của mình thấy vui vẻ, phấn chấn, ăn ngon, ăn no; biết chia sẻ về những công việc diễn ra trong ngày. Đồng thời, qua bữa cơm lại giáo dục cho mỗi thành viên, đặc biệt là trẻ em, biết nhường nhịn, có miếng gì ngon cần chú ý để phần cho người khác, không dành lấy ăn hết. Đó là cách giáo dục cụ thể, thiết thực, đời thường, về ý thức yêu thương, chia sẻ giữa anh em trong gia đình rồi sau tỏa rộng ra ngoài xã hội, cộng đồng.

Minh Hoàng

Tags:
  • Tin liên quan
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm