Thứ tư, 17/04/2024 16:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/02/2019 08:30

Bất thường vụ “cưỡng chế” 144 Xuân Thủy của Văn phòng ĐHQG Hà Nội

Một vụ “cưỡng chế” chóng vánh, bất ngờ, có dấu hiệu bất thường khiến chủ nhân được nhượng thuê lại hợp pháp tại số nhà 144, đường Xuân Thủy vô cùng bức xúc.

Với lý do là tiếp nhận bàn giao lại tài sản tại địa chỉ nhà sách số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, lãnh đạo Văn phòng Đại Học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã bất chấp các quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục…thực hiện vụ “cưỡng chế” chóng vánh, bất ngờ và bất thường khiến chủ nhân được nhượng thuê lại vô cùng bức xúc.

Đặc biệt, bất thường hơn, việc “cưỡng chế” này lại diễn ra lúc áp Tết nguyên Đán 2019, khiến người lao động và người dân không thể không đặt nhiều dấu hỏi cho đơn vị chủ quản?

Mâu thuẫn từ việc chuyển nhượng kinh doanh

Theo đơn của bà Tống Thị Hoa Dơn, trú ở số 2 Tam Đa, P.Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội cho biết: Ngày 5/6/ 2014, NXB ĐHQGHN đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng kinh doanh Nhà sách 144 Xuân Thủy (P. Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) với Công ty cổ phần lữ hành Đông Sơn, đại diện pháp luật là bà Hồ Thu Thủy với nội dung bà Thủy bỏ kinh phí cải tạo diện tích 90m2 tại khu vực 144 Xuân Thủy, và được sử dụng khuôn viên tầng 2 trong vòng 10 năm.

Sau khi cải tạo xong công trình, bà Thủy đã đầu tư nội thất tầng 2 và triển khai kinh doanh café, tuy nhiên sau một thời gian hoạt động bị thua lỗ bà Hồ Thu Thủy đã mời bà Dơn cùng ông Đinh Việt Hòa để chuyển nhượng phần đầu tư toàn bộ tầng 2.

anh 1 (11)

Toàn cảnh khu vực hiệu sách số 144 Xuân Thủy bị lực lượng chức năng cưỡng chế, bao vây.

>> Xác định nguồn gốc đất chưa rõ ràng đã đưa ra mức giá đền bù, cưỡng chế?

Theo trình bày của bà Dơn, ngày 01/4/2015 bà Thủy đã ký hợp đồng chấm dứt toàn bộ quyền, nghĩa vụ quản lý đối với tầng 2 với giá nhượng là 750 triệu đồng và trả tiền cho bà Thủy hàng tháng (mỗi tháng 25 triệu). Cùng với đó, bà Thủy được hưởng 25% lợi nhuận kinh doanh (sau khi trừ các chi phí và có lãi). Chúng tôi đã trả cho bà Thủy trong vòng 7 tháng theo đúng nội dung hợp đồng và chuyển tiển vào tài khoản ngân hàng của bà Hồ Thu Thủy số tài khoản: 14020315932010 tại ngân hàng Techcombank với số tiền là: 175.000.000đ (Một trăm bảy mươi lăm triệu).

"Khi tiếp quản, nhận thấy, cửa hàng café cần phải nâng cấp, tôi đã mời thêm nhà đầu tư và đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại trị giá hàng hàng tỷ đồng. Việc sở hữu tầng 2 nhà sách trong đề án này ví như “dự án BOT” để vận hành kinh doanh là quyền hợp pháp của cá nhân tôi với ông Hòa.

Tuy nhiên, khi café tầng 2 vừa mới đưa vào triển khai thì phía ĐHQG Hà Nội đã cắt nước và điện mà không có bất kỳ lời giải thích lý do nào, kinh doanh ngừng trệ và gây thiệt hại nghiêm trọng cho chúng tôi.

Sau khi sửa chữa đầu tư trang thiết bị, vật chất rất tốn kém, chúng tôi không sử dụng tầng 2 để kinh doanh thương mại mà hiện tôi sử dụng thành không gian hỗ trợ cho các sinh viên khởi nghiệp, tạo không gian làm việc, nghiên cứu miễn phí cho các em khởi nghiệp. Cũng như kêu gọi các chuyên gia cung cấp miễn phí các khóa đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên.

Đối với vấn đề an ninh trật tự tại phường, qua quá trình hoạt động chúng tôi không có bất kỳ hành vi trái pháp luật nào hay gây rối trật tự công cộng", bà Dơn chia sẻ.

Cũng theo bà Dơn, khi hai bên gồm bà Thủy và ông Hòa chưa hết thời hạn và chưa chính thức chấm dứt hợp đồng, thì ngày 19/12/2018 bà Thủy vẫn nhân danh đơn phương để lập Biên bản bàn giao trái quy định và thanh lý tầng 2 trả về cho ĐHQG Hà Nội, việc này theo bà Dơn là vi phạm và trái quy định của pháp luật.

Đến việc “cưỡng chế” trái luật?

Sau khi bà Thủy tự ý làm văn bản thanh lý với ĐHQG trong khi hợp đồng hợp tác giữa bà Thủy và ông bà Hòa-Dơn vẫn còn hiệu lực.

Trước động thái của bà Thủy, đáng ra theo quy trình thì Văn phòng ĐHQG phải báo cáo với cấp trên và sau đó là loạt quy trình thanh tra, xác minh về vấn đề hợp tác kinh doanh trên… Nhưng Văn phòng lại tự ý, bỏ qua và tự ý ra văn bản nhằm “đơn phương định đoạt” số phận địa chỉ nhà sách 2 tầng ở 144 Xuân Thủy.

Cụ thể, ngày 28/12/2018 đại diện lãnh đạo Văn phòng ĐHQG là ông Vĩnh Bảo Ngọc, Phó Chánh văn phòng đã ký công văn số: 472/VP-HC gửi đến ông Đinh Việt Hòa yêu cầu ông Đinh Việt Hòa ngừng hoạt động tại tầng 2 số 144 Xuân Thủy và bàn giao mặt bằng trước 31/12/2018, nếu bà Dơn không bàn giao sẽ yêu cầu cơ quan chức năng ngăn chặn và di dời, tháo dỡ tài sản; phối hợp cơ quan chức năng trục xuất, ngăn chặn xâm nhập đối với những cá nhân không liên quan ra khỏi khu vực trên; yêu cầu đơn vị cung cấp điện, nước dừng việc cung cấp dịch vụ; khóa niêm phong toàn bộ tài sản trong khu vực trên và không chịu trách nhiệm bồi thường.

anh 3 (10)

Hiện trạng tầng 2 bị lực lượng cưỡng chế của ĐHQG phong tỏa.

Tiếp theo đó, ĐHQG Hà Nội ra hàng loạt văn bản yêu cầu bà Dơn bàn giao khu vực tầng 2. Tại các công văn mà ĐHQG Hà Nội gửi, không hiểu phía VP ĐHQG Hà Nội căn cứ vào đâu để yêu cầu tôi ngừng hoạt động tại tầng 2, cũng như dựa vào đâu để được quyền tháo dỡ cưỡng chế tài sản, ngăn chặn trục xuất người tại khu vực trên? ĐHQG là cơ quan ngang bộ, có đầy đủ các đơn vị chức năng, nhưng lại để Văn phòng tự ý thực thi việc “cưỡng chế” mà theo họ lí giải là “nhận bàn giao”? Với lại, thời gian yêu cầu di dời tài sản trong vòng 3 ngày thì không khác gì đánh đố?

Đỉnh điểm của sự việc, trưa thứ 6 ngày 25/1/2019 bất ngờ phía VP ĐHQG lập “đoàn cưỡng chế” khoảng hơn 20 người bao gồm ông Trần Quốc Bình, Chánh Văn phòng ĐHQG cùng lực lượng “phối hợp” gồm đội bảo vệ trường, công an phường, đại diện A83, và các lực lượng khác lên tầng 2 và khống chế, đe dọa toàn bộ nhân viên, sinh viên đang sinh hoạt học tập trên đó.

anh 2 (10)

Đơn của bà Dơn gửi đến các cơ quan chức năng.

“Được tin tôi vội vàng về và thấy một cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có, toàn bộ lực lượng bảo vệ của trường, công an phường Dịch Vọng, A83 và lực lượng khác đang tràn đầy ra vỉa hè trước địa điểm 144 Xuân Thủy, trên tầng 2 các lực lực đang, khiêng tài sản, thay đổi hiện trạng. Tôi yêu cầu được lên tầng 2 để xem tài sản, nhưng một mình tôi không thể chống lại một lực lượng đầy sát khí và luôn mồm quát tháo xô đẩy tôi”, bà Dơn chia sẻ.

Do quá bất lực, bà Dơn đã gọi lực lực 113 Công an thành phố đến can thiệp, phía công an 113 cũng không can thiệp được gì và yêu cầu chúng tôi gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền.

Tại đây bà Dơn có mời Luật sư Vũ Thị Kiều Anh, (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) theo ủy quyền đến chứng kiến sự việc và yêu cầu được lên làm việc với đại diện VP ĐHQG tại tầng 2 nhưng không nhận được sự hợp tác.

Luật sư Vũ Thị Kiều Anh cho biết: Tôi đã yêu cầu các lực lượng trình giấy làm nhiệm vụ nhưng bên đoàn của ĐHQG không hề xuất trình được giấy tờ hợp pháp. Hành động tự ý đưa lực lượng đến khống chế và chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi coi thường pháp luật. Với một đơn vị lớn hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục, tôi nghĩ Ban giám đốc cần nghiêm túc xem xét, xử lí việc này”.

Cũng theo Luật sư Vũ Thị Kiều Anh: Đây là tranh chấp dân sự, cần phải có quyết định của Tòa án để phân xử. Việc ĐHQG tự ý cùng với công an phường, A83 và các lực lượng khác đến khống chế đe dọa người, chiếm giữ tài sản, bịt lối lên, phá tường là hành vi xâm phạm nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của công dân, không thể chấp nhận sự việc này của một đơn vị giáo dục hàng đầu quốc gia giữa thủ đô văn minh này.

Theo bà Kiều Anh, việc các lực lượng ào ào chiếm giữ tầng 2 mà không có sự đồng ý của chúng tôi là trái pháp luật, không có sự chứng kiến của tổ dân phố, không lập văn bản ghi nhận tài sản…thất thoát thiệt hại ai là người gánh chịu? Đặc biệt, các lực lượng phối hợp có hoạt động đúng theo quy định cũng là việc chúng tôi sẽ làm rõ.

Được biết, hiện nay trong số các tài sản đang bị niêm phong, bắt giữ có các con dấu chúng tôi phải sử dụng hàng ngày; cũng như chữ ký số để nộp báo cáo thuế, nộp thuế môn bài qua mạng trường hợp nếu chúng tôi bị phạt do nộp báo cáo thuế và đóng thuế môn bài không đúng hạn vì “đoàn cưỡng chế” đã niêm phong.

Thiết nghĩ, giữa trung tâm thủ đô, nơi đào tạo danh tiếng nhất nước mà lại để xảy ra sự việc xem thường pháp luật là việc khó chấp nhận. Đề nghị Ban giám đốc ĐHQG cần xem xét, thanh kiểm tra việc “cưỡng chế” có đúng quy trình, quy định định của pháp luật? Đồng thời cần vào cuộc xử lý nghiêm cá nhân, tập thể liên quan theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với PV về việc “cưỡng chế” địa chỉ nhà sách số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, ông Trần Quốc Bình, Chánh Văn phòng ĐHQG thừa nhận có xảy ra việc như báo nêu, nhưng ông Bình giải thích việc đó chỉ là “tiếp nhận lại tài sản”. Tuy nhiên, sau khi xem xét và hồ sơ tài liệu thực tế cho thấy, việc làm của VP ĐHQG có nhiều khuất tất...

Báo Gia đình Việt Nam tiếp tục thông tin vụ việc!

An Nhiên  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm