Thứ tư, 17/04/2024 16:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 28/06/2022 11:07

4 đôi đăng ký, 1 đôi ly hôn: Làm gì để gia đình là tổ ấm?

Xã hội hiện đại khiến những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình dần bị mai một. Để gia đình thực sự là tổ ấm, mỗi thành viên cần có trách nhiệm “giữ lửa” cho gia đình.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, mỗi năm nước ta có tới hơn 50.000 trẻ em phải bỏ học giữa chừng để tự mưu sinh vì cha mẹ ly hôn. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam có xu hướng tăng, khoảng 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa là trong 4 đôi đăng ký kết hôn thì 1 đôi ly hôn.

Empty

Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam có xu hướng tăng, 4 đôi đăng ký kết hôn thì 1 đôi ly hôn (Ảnh minh họa)

Biến đổi cùng thời cuộc

Lâu nay, trong quan niệm của người Việt, gia đình luôn là tổ ấm, nơi con người nhận được sự yêu thương, chăm sóc cả về vật chất và tinh thần, nơi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách.

Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam có nhiều câu ca nói về vai trò của gia đình và khuyên nhủ mọi người chăm lo đến tổ ấm gia đình như: “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”, “Anh em như thể tay chân”, “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”...

Xuất phát từ giá trị truyền thống tốt đẹp đó, bao đời nay, gia đình Việt vẫn được hình thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt bằng những chuẩn mực giá trị tốt đẹp. Cũng vì lẽ đó mà với nhiều người Việt Nam, gia đình luôn là tổ ấm, là bến đỗ bình yên cho mỗi thành viên, là nơi mà ngọn lửa yêu thương luôn ngự trị và sưởi ấm cho mỗi người.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, guồng quay gấp gáp của cuộc sống hiện đại cũng làm cho cấu trúc gia đình có sự vận động, thay đổi. Gia đình đương đại xuất hiện nhiều vấn đề mới. Số gia đình hạt nhân chỉ có vợ chồng và con ngày càng tăng lên.

Đặc biệt, trong xã hội hiện đại đang xuất hiện ngày càng nhiều gia đình đơn thân, gia đình không con, gia đình cùng giới, kết hôn với người nước ngoài… Đáng nói hơn, số gia đình đơn thân đang có xu hướng tăng, nhiều bà mẹ đơn thân không chỉ do hoàn cảnh xô đẩy, bất đắc dĩ phải lựa chọn cuộc sống như vậy mà có khi còn do họ tự chọn lối sống này.

Không chỉ biến đổi về cấu trúc, sự gắn kết của các thành viên trong gia đình cũng dần lỏng lẻo. Trước sự tác động của công nghệ thông tin, giao tiếp trực tiếp của những thành viên trong gia đình có chiều hướng giảm; họ không dành cho nhau thời gian, không có tiếng nói chung khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên xa cách. Mối quan hệ giữa cha mẹ, ông bà với con cháu có biểu hiện thiếu gắn kết, do nhu cầu, sở thích cá nhân được đề cao.

gia dinh gdvn

Xã hội hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều gia đình phi truyền thống (Ảnh minh họa)

GS.TS Tâm lý học Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam khẳng định: “Cuộc sống hiện đại đang đẩy xa khoảng cách giữa hai thế hệ già và trẻ trong gia đình. Thậm chí, trong nhiều gia đình hình thành xung đột giữa hai thế hệ, người trẻ cho rằng người già lạc hậu, định kiến, không theo kịp với nhịp sống hiện đại, còn người già lại cho rằng con cháu chẳng chịu nghe lời khuyên bảo của người lớn tuổi, sống vội, sống gấp. Quan hệ anh em cũng nảy sinh những bất ổn, có khi chỉ vì đồng tiền, lợi ích nhỏ nhoi mà đánh mất tình nghĩa anh em ruột thịt...”.

Có thể thấy, thiếu sự chia sẻ, không tìm được tiếng nói chung, tình cảm phai nhạt..., nhiều gia đình lâm vào cảnh ly hôn, ly thân. Đặc biệt là ở các gia đình trẻ, mối quan hệ hôn nhân trở nên dễ vỡ do bị chi phối bởi lối sống thực dụng...

Nhà là nơi "bão dông" dừng sau cánh cửa

Bàn về vai trò của gia đình trong thời kỳ hội nhập, GS.TS Tâm lý học Nguyễn Ngọc Phú khẳng định, gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc, vì thế trong giai đoạn hội nhập và phát triển, mỗi thành viên trong gia đình không chỉ có trách nhiệm giữ gìn mà còn phải phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Để gia đình thực sự là những pháo đài, thành lũy kiên cố bảo vệ các thành viên trước sự xâm nhập của tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là ông bà, cha mẹ cần phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho con cháu noi theo.

Sẽ rất khó để giáo dục trẻ khi người lớn mắc thói hư, tật xấu. Vì thế, bản thân người lớn cũng như trẻ em trong gia đình cần phải hiểu rõ và được giáo dục về các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, các giá trị đạo đức, lối sống nhân văn, tốt đẹp.

Trong gia đình, người cao tuổi phải trở thành tấm gương về đối nhân xử thế, nếp sống thanh lịch, văn minh, là người lưu truyền và tiếp nối những giá trị truyền thống cho thế hệ sau.

gia dinh

Hãy để gia đình là tổ ấm, là chốn để yêu thương của mỗi người (Ảnh minh họa)

Nhà giáo Nhân dân - GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định: Bên cạnh chính sách, mô hình của Nhà nước nhằm phát huy, lan tỏa các giá trị truyền thống gia đình thì việc giáo dục về nếp sống, văn hóa ứng xử trong gia đình là vô cùng quan trọng.

Để tổ ấm không thành “tổ lạnh”, cần nhất vẫn là sự nỗ lực của từng thành viên trong gia đình. Tất cả cùng nhau thương yêu, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường sống lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội.

Có như thế, mỗi gia đình mới thật sự là tế bào lành mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới.

-->> Ứng xử trong gia đình phi truyền thống: Vấn đề cũ cần giải pháp mới

Thúy Ngà  
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Thiệp chúc mừng 8/3 online đẹp và ý nghĩa nhất 2024
Vì sao nói 'mộ bất xuất ngũ phục'?
Gặp vận xui vì cố giữ khư khư 3 thứ trong nhà
Xem thêm