Thứ hai, 23/06/2025 03:35     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 28/10/2022 05:30

24 năm mòn mỏi của người dân Cồn Hến – Bài 2: Sợi dây xích quấn chặt cuộc đời nhiều thế hệ

24 năm người dân Cồn Hến sống trong cảnh thấp thỏm, lo sợ trong những ngôi nhà cũ kỹ, đổ nát mỗi lần bão về. Với họ "quy hoạch treo" chẳng khác gì sợi xích buộc cổ.

Những cơn mưa nặng hạt tháng 10 của xứ Huế làm cho con đường vào Cồn Hến hiu hắt, vắng lặng hơn như chính cuộc sống của những người dân nơi đây.

Từng là nơi thơ mộng, trữ tình khi nằm ngay chính đạo sông Hương với nhiều lợi thế phát triển nông - lâm - ngư, du lịch, kinh doanh - thương mại, dịch vụ. Thế nhưng, "rồng con xứ Huế" bao nằm nay chỉ biết nằm im lìm trong mỏi mòn, mệt nhọc.

Đến Cồn Hến không khó để bắt gặp cảnh nhà cửa hư hỏng, điện đường trường trạm xuống cấp không được sửa chữa, hàng nghìn người rơi cảnh thiếu công ăn việc làm. Những hình ảnh trái ngược với bên kia bờ sông Hương tráng lệ trong ánh đèn hiện đại.

Empty

Ai đến Cồn Hến nếu để mắt quan sát có thể thấy, lác đác giữa những ngôi nhà cấp 4 xuống cấp, lụp xụp lại có một vài căn nhà 2 tầng lầu xây kiên cố. Hỏi ra mới biết đó là nơi để người dân Cồn Hến “chạy lũ” mỗi khi thiên tai ghé qua.

"Họ liều xây đó chứ ở đây có được xây nhà kiên cố. Nhưng nếu không xây thì mùa lũ lấy mô chỗ mà trú tránh", ông Nguyễn Tuấn Lộc (51 tuổi, một người con lâu năm ở Cồn Hến) nói.

Ông Lộc chia sẻ thêm, đất của mình, được cấp sổ đỏ mà không được toàn quyền sử dụng. Muốn xây dựng lại nhà cửa cho bề thế cũng chẳng xong.

Ông Nguyễn Tuấn Lộc nhớ lại, vào mùa lũ khi sông Hương ngầu đục là lúc người dân Cồn Hến lên phương án tránh trú. Phần lớn nhà dân lụp xụp, các vật dụng điện tử phải chồng bàn chồng ghế đưa lên cao. Nhưng lũ lớn, nước dâng cao lúc đó chỉ lo an toàn cho người mặc cho đồ đạc ngâm mình trong nước.

“Dân không được phép xây nhà kiên cố dù nằm giữa tâm lũ sông Hương vì… quy hoạch không cho. Nhưng nhiều người vẫn nhắm mắt xây liều, phường xuống phạt và bắt làm cam kết chỉ cho sửa nhà tạm thời, nếu có đền bù giải tỏa thì sẽ áp giá đền bù nhà cũ chứ không được đền bù nhà mới. Nhưng chính những ngôi nhà kiên cố xây liều ấy mỗi mùa lũ lại trở thành nơi tá túc của bà con qua đận lũ về”, ông Lộc cho biết.

Bà Võ Thị Huệ (45 tuổi) nhớ lại trong trận đại hồng thủy năm 1999. Lúc đó, nhiều ngôi nhà ở Cồn Hến bị dòng nước kéo tuột ra sông.

"Vào một buổi tối năm đó, trong lúc gia đình vừa dọn cơm thì bất ngờ nghe tiếng hàng xóm tri hô nước lên nhanh quá khiến cả gia đình phải bỏ dở bữa, chỉ vội lấy một số thứ rồi nhanh chóng chạy tìm sang những nhà xung quanh để tránh trú.

Khoảng 12h đêm nước rút, nhiều người mừng thầm bắt đầu trở về nhà để tiến hành thu dọn lại đồ đạc. Tuy nhiên, đến khoảng 2h sáng hôm sau, nước lũ lại bất ngờ dâng cao gây ngập sâu hơn khiến hàng trăm hộ dân nơi đây phải khăn gói tiếp tục chạy lũ.

Tôi bị đau chân không đi được, không muốn tháo chạy khỏi nhà nữa nên chồng phải làm tạm một chiếc bè bằng nhựa để tôi ngồi lên. Còn chồng con tôi phải thức suốt đêm canh đồ đạc...", bà Huệ nhớ lại.

Empty

24 năm, thời gian quá dài cho những đổi thay. Quy hoạch "giam lỏng" người dân nhưng không ngăn được dân số tăng lên. Ông Huỳnh Lê Hoàng Phước, tổ trưởng tổ dân phố 11 kể, bà con xứ cồn đa phần là người lao động nghèo, nhà cửa trước quy hoạch vốn ọp ẹp, qua thời gian tình trạng xuống cấp thấy rõ. Mỗi năm dân số cứ dần tăng lên khiến khu dân cư ở đây vốn đã chật chội nay càng chen chúc thêm. Từ đó phát sinh nhiều vấn đề về môi trường.

"Bao nhiêu cuộc họp hành, tiếp xúc cử tri chúng tôi đều kiến nghị với các cấp là phải trả lời cho được chuyện có di dời được dân Cồn Hến đi nơi khác không, chứ cứ sống như ri thiệt tình dân quá khổ", ông Phước tâm tình.

Empty

Ông Lê Văn Phú - Phó chủ tịch UBND phường Vỹ Dạ cho biết, vì đất nằm trong khu quy hoạch nên việc xây dựng nhà cửa khi xuống cấp không thực hiện được nên khi mùa mưa lũ về người dân lại phải lo việc tìm chỗ tránh trú.

Điều khiến vị phó chủ tịch phường lo lắng nhất ở Cồn Hến là mật độ dân cư quá đông, nhà cửa xuống cấp và chen chúc nhau nên lỡ xảy ra hỏa hoạn xe chữa cháy chuyên nghiệp khó có thể đến chữa cháy kịp thời. Chưa kể cây cầu Phú Lưu nối Cồn Hến với phố thị lại quá nhỏ cho xe cứu hỏa.

Ở Cồn Hến chẳng mấy người có sổ đỏ do quy hoạch nên không thể làm. Vì thế, với người dân nơi đây, quy hoạch chẳng khác gì sợi xích khóa chặt lấy cuộc đời họ qua nhiều thế hệ không lối thoát.

-> Bài 1: "Sống mòn" giữa thành phố

-> Mời quý độc giả đón đọc tiếp Bài 3: Phương án nào giải cứu “ốc đảo”?

Nguyễn Hiền  
Đào tạo nhân lực báo chí trong thời đại AI: Thích nghi với công nghệ, nâng cao đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm hàng đầu
Khi AI trở thành “đồng nghiệp” của nhà báo
Nhà báo lão thành Chu Chí Thành: “Gia đình là điểm tựa vững chắc để tôi sống trọn với nghề”
Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT: “Báo chí muốn làm tốt phải trung thực và hướng thiện”
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
Phía sau mỗi bài báo của tôi là mẹ, là cả gia đình
Nhà báo Hồ Quang Lợi: 'Sự thật, lẽ phải... xuyên suốt cuộc đời hoạt động báo chí của tôi'
Cựu Chủ tịch FLC được đề nghị giảm án vì tích cực khắc phục hậu quả
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa: Báo chí là “nam châm trí tuệ” dẫn dắt công chúng trong thời đại số
Người đàn ông Thành Nam 10 năm miệt mài sưu tầm 400.000 tờ báo giấy
Yêu cầu tiêu hủy hơn 800 ống thuốc điều trị bệnh lý thần kinh
Kỹ sư điện dầm mình giữa nắng 40 độ C quyết giữ mạch nguồn quốc gia
Truyền tải điện miền Tây 3 đảm bảo cung cấp điện mùa nắng nóng, sẵn sàng ứng phó mùa mưa bão
Hơn 500 'trái tim lỗi' được hồi sinh nhờ tấm lòng yêu thương của một người phụ nữ
Vượt nắng thắng mưa, giữ dòng điện cao áp
Thượng úy CSGT lao xuống dòng nước xiết cứu bé trai bị lũ cuốn
Hơn 20 người bị dòng xoáy cuốn trôi ở biển Cửa Lò - Nghệ An
Vì sao sau khi lau nhà thường có mùi tanh khó chịu?
Giới trẻ Hà thành chi hơn 30 triệu đồng mua đồ chơi pickleball
Giải tỏa áp lực cung ứng điện ở điểm nút quan trọng trong hệ thống điện quốc gia
Xem thêm